VIÊM DA DỊ ỨNG VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT

Hotline CSKH

0963620499

02822439499

Giỏ hàng 0
VIÊM DA DỊ ỨNG VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT
 19/09/2024 12:50 PM

    Viêm da dị ứng là bệnh lý chàm cơ địa, hay còn gọi là chàm thể tạng, eczema,lichen...đặc điểm da bị khô, đỏ có vảy và ngứa.

    Những điều cần biết về bệnh viêm da dị ứng - Sức khỏe

    Tình trạng này thường xảy ra đối với bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh hen suyễn, người thường bị viêm mũi dị ứng hoặc gặp vấn đề liên quan tới viêm da tiếp xúc,…

    1. Có thể chia viêm da dị ứng thành 2 cấp độ :

    1.1 Viêm da dị ứng cấp tính:

    ♦ Thời gian bệnh thường kéo dài từ vài ngày cho tới vài tháng. Viêm da dị ứng cấp tính có hiện tượng xuất hiện triệu chứng phù nề, nóng rát, ửng đỏ, có mụn nước,… Nếu xuất hiện bọng nước thì dễ bị vỡ và chảy dịch.

    Viêm da dị ứng - Nguyên nhân và cách hỗ trợ cải thiện tại nhà

    1.2 Viêm da dị ứng mãn tính:

    ♦ Là tình trạng tái đi tái lại viêm da nhiều lần, bệnh gây ra nhiều tổn thương hơn đến da so với dị ứng cấp tính. Việc điều trị viêm da mạn tính cũng gặp nhiều khó khăn hơn.

    Các dạng viêm da dị ứng | Bệnh viện Nhi Trung ương

    2. Các loại viêm da dị ứng

    2.1. Viêm da dị ứng tiếp xúc:

    ♦ Xảy ra do phản ứng của hệ thống miễn dịch khi da tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng trong môi trường như kim loại, hóa chất, mỹ phẩm, nọc cắn của côn trùng,… Bệnh thường thuyên giảm và khỏi hẳn sau 1-4 tuần.

    Nguyên nhân dẫn đến viêm da dị ứng tiếp xúc và cách phòng ngừa

    2.2. Viêm da dị ứng thời tiết:

    ♦ Liên quan tới sự thay đổi thời tiết. Do đó bệnh cũng thường phát triển mạnh vào thời điểm giao mùa hoặc vào mùa đông lúc không khí trở lạnh, hanh khô.

    Viêm da dị ứng thời tiết là gì? Nguyên nhân và cách điều trị - YouMed

    2.3. Viêm da dị ứng tiếp xúc bội nhiễm:

    ♦ Là tình trạng ở thể nặng của viêm da dị ứng khi các mụn nước vỡ làm cửa cho vi trùng xâm nhập vào cơ thể, khiến da sưng , ngứa, đỏ, đau rát nhiều. Nếu không điều trị đúng cách bệnh có thể tái phát nhiều lần và gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, hoại tử da,…

    Viêm Da Dị ứng Bội Nhiễm: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

    2.4. Viêm da dị ứng cơ địa:

    ♦ Loại viêm da này thường gặp ở người có gen dị ứng hoặc cơ địa dị ứng. Viêm da dị ứng cơ địa khó kiểm soát hoàn toàn được bệnh (do tương tác giữa gien cơ địa dị ứng và môi trường xung quanh) và cũng dễ tái phát.

    Viêm da cơ địa dị ứng là gì?

    3. Triệu chứng

    ♦  Phổ biến nhất của viêm da dị ứng là ngứa ngáy và da nổi mẩn đỏ.

    ♦ Tiếp theo da dần xuất hiện các biểu hiện như thô ráp, bong tróc, dễ bị viêm và kích ứng,…

    ♦ Những dấu hiệu này có thể bùng phát nhanh chậm khác nhau ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể nhưng thường tập trung ở vị trí cánh tay, khuỷu tay, mặt sau đầu gối, vùng má hoặc da đầu.

    Viêm da cơ địa có lây không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa  hiệu quả

    ♦ Xuất hiện các mảng da tối màu hoặc có màu đỏ/ nâu xám

    ♦ Da nổi mụn nước nhỏ, chảy dịch khi bị vỡ (đây là dấu hiệu nhiễm trùng khi bị viêm da)

    ♦ Các mảng da đóng vảy khô hoặc phồng rộp, nặng có thể sốt, mệt mỏi, chán ăn...

    4. Nguyên nhân gây ra viêm da dị ứng

    ♦ Nguyên nhân gây viêm da dị ứng bắt nguồn từ những yếu tố môi trường, hệ miễn dịch và di truyền.

    ♦ Hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức khi da tiếp xúc với các chất kích ứng bên ngoài là lý do thường gặp gây viêm da dị ứng.

    Viêm da cơ địa, ai dễ mắc và điều trị thế nào?

    ♦ Chất tẩy rửa, xà phòng, mỹ phẩm,…

    ♦ Thời tiết khô và lạnh, ẩm ướt

    ♦ Bụi, nấm mốc, lông thú cứng, phấn hoa, mồ hôi,…

    ♦ Các thực phẩm như sữa bò, trứng, lúa mì hoặc đậu phộng

    ♦ Len hoặc sợi vải tổng hợp

    Những điều cần biết về vải sợi tổng hợp mà bạn cần quan tâm

    ♦ Thay đổi nội tiết tố khi mang thai hoặc trong kỳ kinh nguyệt 

    ♦ Tâm trạng căng thẳng, lo lắng

    Dễ nhầm lẫn giữa lo âu bệnh lý và lo âu bình thường

    ♦ Nhiễm trùng da, hoặc bố mẹ mắc bệnh dị ứng em bé cũng có nguy cơ bị bệnh...

    5. Cách xử lý và phòng ngừa:

    ♦ Tùy từng giai đoạn bệnh sẽ có những cách điều trị khác nhau

    ♦ Sử dụng thuốc kháng histamin bằng đường uống để bớt ngứa

    ♦ Corticosteroid tại chỗ như hydrocortison có thể giúp giảm viêm và ngứa.

    Lưu ý khi sử dụng thuốc Corticoid

    ♦ Biện pháp phòng ngừa tốt nhất là giữ ẩm cho làn da của bạn. Điều này cải thiện chức năng của hàng rào bảo vệ da. Làn da khỏe mạnh hơn sẽ ít bị viêm hơn và tạo ra một hàng rào tốt hơn chống lại các chất gây dị ứng và kích ứng.

    ♦ Xác định và tránh các chất gây kích ứng da.

    Chất gây dị ứng phổ biến trong mỹ phẩm, phòng ngừa thế nào?

    ♦ Tránh nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.

    ♦ Với em bé nên tắm trong nước ấm và thoa kem hoặc thuốc mỡ khi da vẫn còn ẩm.

    ♦ Tránh gãi các khu vực đang bị viêm.

    Bật mí những cách chữa dị ứng thời tiết hiệu quả

    ♦ Tránh tiếp xúc với bất cứ thứ gì có thể làm xước da.

    ♦ Tránh sử dụng xà phòng mạnh, chất tẩy rửa hoặc các sản phẩm có mùi hương, thuốc nhuộm hoặc nước hoa

    ♦ Tránh chà lên vùng da khô quá lâu.

    ♦ Tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng như bụi, phấn hoa, nấm mốc và một số loại thực phẩm.

    Cần tuân thủ điều trị, không sử dụng vượt quá liều lượng được ghi trên nhãn hoặc theo khuyến cáo của bác sĩ để tránh tác dụng phụ.

    Danh mục bài viết

    Bài viết nổi bật