► Canxi đóng vai trò quan trọng với sức khỏe xương khớp nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Trong máu, canxi góp phần truyền dẫn tín hiệu thần kinh, giải phóng hormone, làm co giãn cơ. Canxi cùng với vitamin D tham gia xây dựng và duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh.
⇒ Có đến 99% lượng canxi trong cơ thể nằm tại xương và răng, trong khi chỉ có 1% còn lại được giữ trong máu được gọi là canxi tự do, có vai trò tham gia vào các quá trình chuyển hóa và trao đổi chất cần thiết. Trước nay, đa phần mọi người chỉ biết đến nhu cầu bổ sung canxi cho trẻ em và phụ nữ mang thai, tuy nhiên, ở mỗi độ tuổi, nhu cầu canxi của xương và cơ thể cũng khác nhau và ai cũng cần phải chú ý đến việc bổ sung canxi hàng ngày.
► Ở người trưởng thành, canxi là khoáng chất quan trọng và việc cung cấp đầy đủ canxi sẽ giúp cơ thể duy trì độ chắc khỏe, các hoạt động trong cơ thể diễn ra bình thường và sức mạnh của hệ xương khớp được nâng cao.
⇒ Vậy, ai là những đối tượng cần cân nhắc bổ sung canxi? Cùng Khỏe Đẹp Carita tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé !!!
1. Trẻ em dưới 18 tuổi.
♦ Trẻ dưới 18 tuổi đang ở trong giai đoạn quan trọng nhất của quá trình phát triển xương, đặt nền móng cho sức khỏe xương sau này.
♦ Các chuyên gia đã đánh giá và kết luận rằng trẻ em trong độ tuổi dậy thì là những đối tượng rất cần bổ sung canxi để giúp cơ thể tăng trưởng chiều cao, phát triển hệ xương, răng khỏe mạnh.
2. Người trung niên.
♦ Khả năng tổng hợp xương kém đi, xương bắt đầu lão hóa, cần bổ sung canxi để phòng tránh loãng xương.
♦ Canxi là một thành phần chính của mô xương và cần thiết cho sức mạnh và cấu trúc của xương. Trên thực tế, khoảng 99% lượng canxi trong cơ thể được lưu trữ trong khung xương của bạn.
3. Phụ nữ ở tầm tuổi tiền mãn kinh
♦ Phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh có nhiều nguy cơ bị thiếu hụt canxi hơn nam giới ở cùng độ tuổi.
♦ Do giảm sản xuất estrogen sau khi mãn kinh, cơ thể phụ nữ ít có khả năng giữ lại canxi từ nguồn thực phẩm. Bổ sung canxi đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ để ngăn chặn sự suy giảm canxi này, duy trì khối lượng xương và ngăn ngừa và điều trị loãng xương.
♦ Vì khối lượng xương cao nhất đạt được ở độ tuổi từ 25 đến 35 và giảm dần sau đó. Do lượng canxi có xu hướng giảm dần theo tuổi tác nên việc bổ sung canxi đặc biệt quan trọng ở phụ nữ sau mãn kinh.
4. Người đang gặp các chấn thương như gãy xương, trật khớp.
♦ Canxi là chất dinh dưỡng rất quan trọng, có tác dụng giúp xương chắc khỏe và hồi phục nhanh sau chấn thương.
5. Người tuân theo chế độ ăn thuần chay.
♦ Sữa và các chế phẩm từ sữa là nguồn canxi cực kỳ dồi dào, nhưng đối với những người ăn chay thường không dùng. Vậy nên những người ăn chay cần bổ sung canxi từ thực phẩm gấp đôi người bình thường. Có thể bổ sung thực phẩm thực vật giàu canxi như rau họ cải, đậu tương, một số loại quả như cam, sung…
6. Người không dung nạp lactose và hạn chế các sản phẩm từ sữa.
♦ Những người không dung nạp lactose cũng được xếp vào các đối tượng rất dễ thiếu canxi bởi nhóm đối tượng này thường không thể dùng được lượng lớn các chế phẩm từ sữa mà chưa được lên men. Do vậy, họ cần có lời khuyên từ bác sĩ về chế độ dinh dưỡng hợp lý để bổ sung lượng canxi hàng ngày.
7. Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú.
♦ Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu canxi dao động khoảng 1200mg/ngày. Nếu trong thời kỳ mang thai người mẹ bị thiếu canxi, mặc dù có sự giải phóng hợp chất canxi trong xương phóng thích vào máu để đáp ứng nhu cầu, nhưng sự đáp ứng này chỉ có giới hạn. Từ đó sẽ dẫn tới việc thai nhi không thể tránh khỏi các ảnh hưởng xấu như: chậm phát triển, bệnh còi xương bẩm sinh, chứng khò khè bẩm sinh, dị dạng xương…
♦ Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú, nhu cầu canxi của mẹ khoảng 1.300mg/ngày. Nếu thiếu canxi, sữa mẹ sẽ kém chất lượng, trong 100 ml sữa không có đủ tối thiểu 34 mg canxi. Bởi vậy, trẻ sẽ bị thiếu canxi, mẹ để ý sẽ thấy trẻ có các biểu hiện như dễ bị giật mình, ngủ không yên, hay quấy khóc hoặc co giật. Những biểu hiện thiếu canxi sẽ xuất hiện ngày một rõ hơn, từ vài ba ngày, vài tuần hay 1 tháng sau sinh.
8. Người cao tuổi
♦ Nhu cầu dùng thuốc bổ sung canxi ở người cao tuổi cũng cấp thiết không kém trẻ em. Bởi lẽ, thiếu canxi là nguyên nhân hàng đầu gây nên căn bệnh loãng xương. Loãng xương là biểu hiện của lão hóa, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, đồng thời gây cảm giác đau đớn cho người bệnh.
♦ Loãng xương đồng nghĩa với nguy cơ gãy xương, chấn thương xương khớp tăng cao, tiềm ẩn trong các sinh hoạt thường ngày. Hơn nữa, canxi cũng tham gia vào hoạt động của cơ bắp, hệ thần kinh và sự lưu thông máu huyết.
► Ngoài ra còn một số đối tượng như: người đang tiêu thụ một lượng lớn protein hoặc natri, người mắc một số bệnh về ruột hoặc tiêu hóa làm giảm khả năng hấp thụ canxi, chẳng hạn như bệnh viêm ruột hoặc bệnh celiac.
⇒ Trên đây là các nhóm đối tượng có nhu cầu canxi đặc biệt cao và cần bổ sung canxi. Những ai nhận ra mình đang trong nhóm thiếu khoáng chất này thì hãy bổ sung ngay nhé!