CÁC YẾU TỐ, NGUY CƠ DẪN TỚI BỆNH LOÃNG XƯƠNG

Hotline CSKH

0963620499

02822439499

Giỏ hàng 0
CÁC YẾU TỐ, NGUY CƠ DẪN TỚI BỆNH LOÃNG XƯƠNG
 10/04/2024 09:34 AM

    Loãng xương là tình trạng mật độ xương giảm khiến xương liên tục mỏng dần. Khi xảy ra bệnh, xương sẽ giòn hơn và dễ bị tổn thương hơn. Tuổi càng cao thì quá trình tạo xương, hủy xương sẽ càng dễ xảy ra rối loạn và cuối cùng dẫn tới giảm mật độ xương. 

    Bị loãng xương NÊN ăn gì và Không ăn gì?

    Đáng chú ý, tình trạng loãng xương còn trở nên nghiêm trọng hơn khi tuổi tác gia tăng. Khi bước sang giai đoạn này, mật độ xương không còn đạt mức cho phép để duy trì sự cứng chắc như ở thời kỳ trưởng thành, khiến cho người cao tuổi bị rủi ro cao hơn về các vấn đề liên quan đến xương. Cùng Khỏe Đẹp Carita tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến loãng xương.

    1. Tuổi tác.

    Loãng xương tăng với tuổi cao, dù là nam hay nữ giới. Lý do là ở tuổi này, sự hấp thụ của canxi ở ruột giảm và lượng estrogen cần cho canxi bám vào xương cũng ít hơn. Các nhà chuyên môn cho hay, 90% trường hợp gẫy xương ở người trên 60 tuổi là do loãng xương.

    Bệnh loãng xương ở độ tuổi trung niên

    2. Giới tính.

    ♦ Nữ giới bị loãng xương nhiều hơn nam giới gấp bốn lần. Lý do của sự khác biệt này là vì nữ giới có khối lượng xương nhỏ hơn nam giới; họ cũng thường ăn thực phẩm có ít canxi hơn và ít vận dụng sức lực. Ngoài ra, tới tuổi mãn kinh, estrogen nữ giảm do đó canxi ít được hấp thụ và chuyển vào xương.

    5 nguyên nhân khiến phụ nữ mắc bệnh loãng xương cao hơn nam giới - Nhà  thuốc FPT Long Châu

    3. Di truyền.

    ♦ Nếu cha mẹ, anh chị em đã bị gẫy xương thì thân nhân tăng nguy cơ loãng xương lên gấp hai lần.

    yếu tố nguy cơ gây loãng xương

    4. Thiếu estrogen.

    ♦ Estrogen giúp hấp thụ canxi từ thực phẩm và chuyển vào xương. Estrogen giảm trong các trường hợp mãn kinh, cắt bỏ buồng trứng hoặc giảm chức năng tuyến sinh dục nam nữ. Phụ nữ không có kinh kỳ trong một thời gian lâu vì bất cứ lý do nào cũng đưa đến hư hao xương.

    ♦Những nữ thể thao gia vận động nhiều nên kinh nguyệt thường bị gián đoạn. Hậu quả là sự giảm tế bào mỡ, giảm estrogen, giảm canxi và độ đặc của xương giảm đi khá nhiều.

    5. Phụ nữ cho con bú.

    ♦ Khi còn trong bụng mẹ cũng như khi mới sinh ra, thai nhi cần rất nhiều canxi để tạo xương và tăng trưởng. Do đó, khi nuôi con bằng sữa mẹ quá sáu tháng thì sự hao xương ngắn hạn có thể xẩy ra. Người mẹ cần dùng thêm cho đủ số canxi và sinh tố D để phòng bệnh xương. Sau khi ngưng cho con bú, tình trạng canxi ở người mẹ trở lại bình thường.

    Phụ nữ cho con bú có peel da được không? - Long Châu

    6. Không vận động cơ thể.

    ♦ Cơ thể ít vận động đưa tới hao xương, giảm khối xương. Lý do sự cử động bắp thịt tạo sức ép lên xương và làm cho xương bền chắc hơn. Người bệnh nằm liệt giường lâu ngày thì xương rất yếu và dễ gẫy. Các phi hành gia trong không gian trong thời gian lâu cũng có rủi ro hư hao xương, vì cơ thể chỉ bay bổng mà không vận động

    Lười vận động” người Việt đang phải gánh chịu những hậu quả gì? - Swequity

    7. Hút nhiều thuốc lá.

    ♦ So với người không hút thuốc lá, người hút có tỷ lệ loãng xương nhiều hơn tới từ 6-10%. Hậu quả là gẫy cột sống tăng gấp đôi và xương hông tăng 50%. Tại Hoa kỳ, cứ 8 trường hợp gẫy xương ở phụ nữ thì một trường hợp do hút thuốc lá lâu năm.

    Hút thuốc lá có hại đến sức khỏe

    8. Phụ nữ tiền và hậu mãn kinh

    ♦ Phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh thường có nguy cơ loãng xương cao hơn. Việc giảm sản xuất estrogen trong cơ thể ở giai đoạn này ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp canxi, làm cho quá trình mất xương diễn ra nhanh chóng. Đặc biệt, phụ nữ mãn kinh sớm hoặc đã từng phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng có khả năng cao bị loãng xương.

    Loãng xương: nguy cơ tiềm ẩn ở tuổi mãn kinh - Nutricare

    Tổng kết lại, bài viết trên đã trình bày về những nguy cơ gây ra loãng xương. Bạn cần duy trì chế độ ăn uống cân đối, nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên tham gia các hoạt động thể dục để duy trì một sức khỏe tốt.

    Danh mục bài viết

    Bài viết nổi bật