TÌM HIỂU TRẺ BỊ CÒI XƯƠNG

Hotline CSKH

0963620499

02822439499

Giỏ hàng 0
TÌM HIỂU TRẺ BỊ CÒI XƯƠNG
 03/09/2024 05:01 PM

    Trẻ còi xương là bệnh được biểu hiện bằng tình trạng loạn dưỡng xương do thiếu hụt vitamin D hoặc do rối loạn quá trình hấp thụ, chuyển hóa canxi, phospho. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em, nhất là ở những trẻ dưới 3 tuổi, có chế độ ăn uống thiếu chất, ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

    Các nguyên nhân dẫn đến chứng còi xương ở trẻ

    1. Triệu chứng còi xương ở trẻ:

    1.1 Các biểu hiện ở hệ thần kinh:

    ♦ Trẻ ra mồ hôi nhiều kể cả ban đêm ( mồ hôi trộm ).

    ♦ Trẻ kích thích khó ngủ, hay giật mình.

    ♦ Rụng tóc gáy ( do trẻ ra mồ hôi nhiều ).

    benh coi xuong

    ♦ Đối với còi xương cấp có thể gặp: tiếng thở rít thanh quản, cơn khóc lặng, hay nôn, nấc khi ăn. Có thể co giật do hạ calci máu.

    ♦ Trẻ chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, chậm biết bò.

    1.2 Các biểu hiện ở xương:

    ♦ Thóp chậm liền, bờ thóp mềm, bướu trán, bướu đỉnh.

    ♦ Chậm mọc răng, răng hay bị sâu, răng mọc lộn xộn.

    ♦ Lồng ngực hình gà, chuỗi hạt sườn.

    ♦ Vòng cổ chân, vòng cổ tay, xương chi cong.

    ♦ Toàn thân: nếu không được điều trị, trẻ chán ăn, suy dinh dưỡng, da xanh thiếu máu, lách to.

    Còi xương trẻ em

    ♦ Bệnh còi xương ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ.

    ♦ Một số biến chứng thường gặp gồm: chậm phát triển về chiều cao, xương yếu, dễ té ngã, gãy xương, biến dạng xương, mất xương, thiếu máu, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh về đường hô hấp, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản,...

    ♦ Trẻ bị còi xương do nhiều nguyên nhân khác nhau như di chuyền, dậy thì sớm, xơ nang, viêm ruột, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hụt dưỡng chất cần thiết hay do tác dụng phụ của một số loại thuốc như chống động kinh, thuốc kháng sinh. Đa số các trường hợp trẻ bị còi xương do thiếu chất.

    ♦ Trẻ thiếu canxi: Canxi không chỉ giúp hỗ trợ cho việc hình thành và bảo vệ xương và răng của trẻ 

    2. Trẻ bị còi xương là thiếu chất gì?

    1. Trẻ thiếu canxi

    ♦ Canxi là một khoáng chất cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của trẻ. Canxi không chỉ giúp hỗ trợ cho việc hình thành và bảo vệ xương và răng của trẻ mà còn tham gia vào quá trình hoạt động của các tế bào thần kinh và cơ bắp, hỗ trợ cho chức năng của tim, giúp đào thải độc tố, và hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ.

    Dấu hiệu trẻ 2 – 12 tháng thiếu canxi

    ♦ Trẻ em cần lượng canxi đủ hàng ngày để giúp xương – răng phát triển và giữ được sức khỏe. Nếu trẻ không đủ canxi, trẻ có thể gặp phải các vấn đề như chậm phát triển, tăng nguy cơ chấn thương xương, suy dinh dưỡng và thiếu máu.

    2. Thiếu vitamin D

    ♦ Vitamin D là một loại vitamin quan trọng đối với sự phát triển xương và răng, giúp cơ thể hấp thụ canxi và phospho. Do đó, trẻ bị thiếu vitamin D có thể bị chậm phát triển chiều cao và kích thước cơ thể, và có nguy cơ cao hơn bị loãng xương hoặc bị còi xương.

    3. Thiếu phosphate

    ♦ Phosphates là các hợp chất ở dạng muối của phospho (phosphorus). Đây là một nguyên tố thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành xương và răng, và cũng tham gia vào quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.

    ♦ Khi trẻ không đủ lượng phospho cần thiết, trẻ có thể gặp phải các vấn đề về sức khỏe, bao gồm sự chậm phát triển xương và răng, suy dinh dưỡng, và yếu tố miễn dịch.

    4. Thiếu vitamin K2

    ♦ Vitamin K2 giúp cơ thể trẻ hấp thụ và sử dụng canxi một cách hiệu quả để hỗ trợ cho sự phát triển và bảo vệ hệ xương và răng ở trẻ em. Cụ thể, trong quá trình hình thành xương, cơ thể sẽ sản sinh ra một loại hormone osteocalcin giúp xương chắc khỏe hơn nhưng loại hormone này chỉ hoạt động hiệu quả khi cơ thể có đủ K2. Vì vậy, khi thiếu vitamin K2, trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về xương khớp như còi xương, chậm lớn, còi cọc…

    8 dấu hiệu mách bảo cơ thể trẻ thiếu Vitamin K2

    ♦ Hơn nữa, vitamin K2 còn giúp ngăn ngừa và điều trị các tình trạng lở loét niêm mạc miệng, lành vết thương và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

    5. Thiếu magie 

    ♦ Magie không chỉ cung cấp năng lượng cho các tế bào, duy trì các chức năng của hệ thần kinh, mà còn tham gia vào quá trình xây dựng, phát triển của hệ xương khớp. Cụ thể, magie giúp cơ thể trẻ xây dựng các tế bào mô xương, tăng mật độ khoáng trong xương, ngăn ngừa loãng xương. Vì vậy, khi trẻ thiếu magie, trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về xương khớp như còi xương, viêm khớp,…

    6. Thiếu kẽm

    ♦ Tương tự như canxi, kẽm đóng một phần quan trọng trong việc cấu tạo xương, giúp xương chắc khỏe. Vì vậy, thiếu kẽm cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị còi xương.

    3. Phòng bệnh cho trẻ bị còi xương

    ► Trẻ thiếu canxi là một trong những vấn đề luôn được các bậc cha mẹ quan tâm trong quá trình nuôi con, bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát  triển hệ xương của trẻ. Do vậy, trẻ cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và duy trì thói quen sinh hoạt hợp lý là biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh còi xương ở trẻ một cách hiệu quả, đồng thời trong quá trình nuôi dưỡng trẻ cần lưu ý một số vấn đề sau:

    ♦ Thường xuyên cho trẻ được vận động và tiếp xúc với không khí ngoài trời nhằm tăng cường đề kháng cũng như sức khỏe của trẻ.

    ♦ Cho trẻ tắm nắng hàng ngày và để lộ vùng chân, tay, lưng, bụng ra ngoài từ 10 - 15 phút vào mỗi buổi sáng lúc trước 9 giờ để tăng cường lượng vitamin D cho trẻ.

    trẻ sơ sinh phơi nắng bao lâu

    ♦ Xây dựng một thực đơn dinh dưỡng khoa học: Khi trẻ dưới 6 tháng tuổi cần cho trẻ được bú mẹ hoàn toàn. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên bắt đầu cho trẻ ăn dặm và trong các bữa ăn cần bổ sung cho trẻ đủ 4 nhóm thực phẩm (nhóm bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất) để trẻ có thể nhận được đầy đủ dưỡng chất. Một số thực phẩm có chứa nhiều vitamin D như dầu cá hồi, cá hồi, cá thu, lươn, lòng đỏ trứng gà, sữa. Canxi có nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Trong rau thì có các loại đậu đỗ…

    ♦ Cho trẻ ngủ đủ giấc để hình thành hooc môn tăng trưởng.

    ♦ Ngoài ra, đối với các bà mẹ đang mang thai, hoặc trẻ có nguy cơ bị còi xương nên uống thêm dầu cá hoặc vitamin D nhưng phải có chỉ dẫn của bác sĩ sản khoa, nhi khoa và tuyệt đối không được lạm dụng vitamin D. Đối với trẻ sinh non, thiếu tháng, thiếu cân rất cần thiết cho trẻ đi khám định kỳ để được bác sỹ tư vấn chế độ ăn cho trẻ.

    Danh mục bài viết

    Bài viết nổi bật