NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH SÂU RĂNG SỮA Ở TRẺ EM VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Hotline CSKH

0963620499

02822439499

Giỏ hàng 0
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH SÂU RĂNG SỮA Ở TRẺ EM VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
 14/07/2024 09:48 AM

    Sâu răng sữa là hiện tượng mô răng bị hủy hoại do vi khuẩn, tạo ra các lỗ sâu gây đau đớn, ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và thẩm mỹ của trẻ. Tình trạng này đang trở nên phổ biến, nguyên nhân chủ yếu do thói quen ăn uống và việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng không đúng cách.

    1.Dấu hiệu răng sữa bị sâu

    ♦ Răng sữa có viền chân bị đốm đen, lốm đốm.

    ♦ Miệng của trẻ có mùi hôi kéo dài.

    ♦ Trên thân răng xuất hiện lỗ sâu màu đen và mảng bám.

    ♦ Trẻ cảm thấy đau ở răng sữa, phần lợi xung quanh răng sâu sưng phù.

    SÂU RĂNG là gì? Sâu răng ở trẻ em phải làm sao?

    2. Nguyên nhân gây sâu răng sữa ở trẻ.

    2.1 Vệ sinh răng miệng không đúng cách

    ♦ Nếu trẻ không vệ sinh răng miệng đúng cách, chất ngọt từ thực phẩm bám lâu trên răng, tạo môi trường axit khiến vi khuẩn xâm nhập và phá hủy dần men răng.

    2.2 Sâu răng do bú bình

    ♦ Bú bình, uống nước trái cây cả ngày là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ bị sâu răng dù các mẹ vẫn khăng khăng là trẻ không hề ăn đồ ngọt. Lý do là trong sữa và nước trái cây có lượng đường khá cao, dễ gây sâu răng khi đường được tích tụ thời gian dài trong răng.

    Sâu răng ở trẻ em: Những điều cha mẹ nên biết! - YouMed

    3.3 Viêm nướu

    ♦ Ăn vặt nhiều, không đánh răng trước khi đi ngủ sẽ rất dễ gây bệnh viêm nướu ở trẻ. Biểu hiện của bệnh là nướu răng bị chảy máu khi đánh răng, có màu đỏ, sưng phồng,… Nguyên nhân chính là do vi khuẩn trú ngụ trong mảng bám trên răng phát triển dần qua thời gian tác động tạo nên vết viêm, lâu dần sẽ sinh ra sâu răng ở trẻ.

    3.4 Sâu răng do thức ăn

    ♦ Các loại thức ăn là kẻ thù của bệnh răng miệng có rất nhiều, trong đó đặc biệt phải kể đến những thực phẩm có nhiều chất đường, như:

    • Đồ ăn ngọt: bánh, kẹo, nước ngọt, trà sữa, sữa,…

    • Thức ăn dẻo, dính: bánh, kẹo dẻo, xôi, bánh cốm, khoai tây, khoai lang,…

    • Thức ăn vặt đường phố: xoài dầm chua, cóc ngâm, kem,...

    Những điều cha mẹ cần lưu ý khi phát hiện bé bị sâu răng

    2.5 Vị trí răng mọc lệch, chen chúc hoặc thưa

    ♦ Vệ sinh răng miệng gặp khó khăn nếu răng của trẻ mọc lệch, chen chúc hoặc thưa. Khi đó, các mảnh vụn thức ăn dễ mắc lại ở kẽ răng, tạo thành mảng bám gây sâu răng sữa.

    3. Cách chữa răng sữa bị sâu an toàn, hiệu quả

    ♦ Khi nhận ra trẻ bị sâu răng, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa để kiểm tra và đánh giá tình trạng răng. Tùy thuộc vào từng tình huống, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho răng sữa bị sâu của trẻ:

    • Trường hợp trẻ có răng chớm sâu, mới phát hiện và chưa hình thành lỗ sâu, bác sĩ áp dụng biện pháp tái khoáng hóa men răng – tức sử dụng các chất như calcium, phosphate, fluorine để trám vào phần răng bị sâu. Sau đó, bác sĩ hướng dẫn người bệnh chữa sâu răng sữa tại nhà bằng cách dùng kem đánh răng có Fluor và bổ sung thêm các khoáng chất vào chế độ ăn uống để tăng cường quá trình tái khoáng.

    • Trường hợp răng sữa sâu nặng, đã hình thành lỗ sâu màu đen gây đau nhức hay răng bị vỡ mẻ. Ba, mẹ nên đem trẻ đến những cơ bệnh viện uy tín để bác sĩ tiến hành kiểm tra tình trạng răng của trẻ để xem sâu răng đã lan đến tủy hay chưa. Nếu tủy bị viêm nhiễm, cần điều trị nội nha để bảo tồn răng trước, sau đó mới trám lỗ sâu.

    SÂU RĂNG Ở TRẺ EM: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ - Cổng thông  tin bệnh viện Bạch Mai

    4. Phòng ngừa sâu răng ở trẻ em

    ♦ Bố mẹ nên tạo cho bé thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách ngay từ khi mọc răng sữa. Đó là, chải răng 2 lần/ngày, mỗi lần ít nhất 2 phút.

    ♦ Vệ sinh răng miệng đúng cách từ lúc trẻ mọc răng sữa đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn của trẻ. Vi khuẩn có thể di chuyển từ răng sữa đến răng vĩnh viễn khi đang chuẩn bị mọc bên dưới, cũng như có thể truyền từ cha mẹ sang trẻ. Do đó, cha mẹ cần đánh răng cho bé ngay từ khi bé mọc chiếc răng đầu tiên, để phòng ngừa sâu răng ở trẻ em sau này.

    ♦ Lựa chọn và cho bé sử dụng bàn chải đánh răng vừa vặn, thoải mái để có thể chải được mọi bề mặt của răng. Khi trẻ đã có thể tự chải răng, bố mẹ vẫn cần phải duy trì và giám sát thói quen đánh răng của bé cho đến khi bé khoảng 7 tuổi.

    ♦ Lựa chọn và sử dụng loại kem đánh răng có lượng fluoride phù hợp với trẻ.

    ♦ Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để giúp ngăn chặn việc hình thành mảng bám ở các kẽ răng, giúp phòng ngừa sâu răng ở trẻ em.

    ♦ Tập cho bé thói quen uống nước sau mỗi bữa ăn.

    ♦ Kết hợp giữa vệ sinh răng miệng đúng cách và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Hạn chế cho bé ăn uống các loại thực phẩm có chứa nhiều đường, tinh bột vì đây là những loại thức ăn tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển và gây ra nhiều mảng bám hơn.

    ♦ Cho bé làm quen và duy trì những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe răng miệng như rau củ và trái cây, vì chúng có thể chuyển đổi nước bọt của bé thành chất khoáng, giúp hạn chế tình trạng mảng bám trên răng, phòng ngừa sâu răng ở trẻ em.

    Răng trẻ không còn sâu, thẳng đều tăm tắp nhờ những phương pháp chăm sóc vô  cùng hiệu quả sau của mẹ

     

    Danh mục bài viết

    Bài viết nổi bật