► Canxi là một khoáng chất rất cần thiết với cơ thể. Sự thiếu hụt lâu dài khoáng chất này sẽ gây ra nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe như: Thay đổi răng miệng, đục thủy tinh thể, loãng xương, hạ canxi huyết, có thể đe dọa tính mạng nếu không được xử lý kịp thời...
♦ Trẻ em nếu không nhận được đủ lượng canxi cần thiết có thể không phát triển chiều cao đầy đủ khi trưởng thành.
⇒ Thiếu canxi là tình trạng phổ biến, đặc biệt là ở một số nhóm đối tượng, chẳng hạn như:
- Phụ nữ sau giai đoạn mãn kinh.
- Người bị vô kinh, không có chu kì kinh nguyệt.
- Những người không dung nạp lactose.
- Người có chế độ ăn thuần chay hoặc thường xuyên ăn chay,..
⇒ Trong giai đoạn đầu, thiếu canxi thường không dẫn đến dấu hiệu cụ thể. Tuy nhiên khi bệnh tiến triển thì người bện có các triệu chứng như:
- Chuột rút cơ bắp
- Dễ gãy xương
- Phiền muộn
- Dễ nhầm lẫn
- Co thắt cơ bắp
- Móng tay yếu và dễ gãy
- Xuất hiện ảo giác,.....
♦ Tình trạng thiếu canxi có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, bao gồm hoạt động của hệ thống thần kinh và cơ.
♦ Thiếu canxi có thể ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em theo nhiều mức độ khác nhau. Ở trẻ em va vị thành niên, canxi đóng vai trò quan trongj trong sự phát triển thể chất và trí tuệ. Trong khi đó thiếu canxi ở người lớn, có thể gây thiếu mật độ xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
1. Những hệ lụy nguy hiểm liên quan đến tình trạng thiếu hụt canxi:
1.1 Còi xương:
♦ Canxi là thành phần chính trong cấu trúc xương. Giai đoạn đầu đời chính là khoảng thời gian phát triển mạnh mẽ về khung xương ở trẻ. Nếu không được bổ sung đủ canxi theo khuyến nghị, hệ quả là khung xương của trẻ không phát triển tối đa, dẫn đến thấp còi.
1.2 Loãng xương
♦ Thiếu canxi có thể làm giảm mật độ khoáng của xương, dẫn đến loãng xương, làm cho xương mỏng và dễ gãy. Tình trạng này có thể gây đau, các vấn đề về tư thế và cuối cùng là tàn tật.
♦ Bình thường xương dự trữ canxi để duy trì sự chắc khỏe. Khi mức canxi thấp, cơ thể có thể chuyển canxi khỏi xương, khiến chúng trở nên giòn và dễ bị tổn thương hơn. Phải mất nhiều năm để xương mất đi mật độ và sự thiếu hụt canxi có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng.
1.3 Suy dinh dưỡng:
♦ Canxi có vai trò liên kết với một số enzyme tham gia vào quá trình phân giải một số loại thực phẩm khi vào cơ thể. Trẻ thiếu canxi sẽ không hấp thu được một số chất dinh dưỡng cần thiết có thể bị suy dinh dưỡng.
1.4 Biến dạng xương:
♦ Khung xương đóng vai trò quan trọng như một giá đỡ cho toàn bộ cơ thể, trong đó các xương chân, cột sống giúp nâng đỡ toàn bộ trọng lượng. Các xương này thường có cấu trúc to và rất chắc chắn, cũng như là nơi tích lũy lượng canxi lớn nhất của cơ thể.
♦ Nếu trong giai đoạn phát triển khung xương, trẻ không được bổ sung đủ lượng canxi, các xương quan trọng này sẽ bị yếu và có nguy cơ biến dạng trong quá trình trẻ sinh hoạt, đùa giỡn hoặc mang vác các đồ vật... Thiếu canxi dẫn đến nguy cơ trẻ dễ mắc phải các bệnh lý biến dạng xương cao hơn như: chân vòng kiềng, chân chữ X...
1.5 Rối loạn hệ thần kinh:
♦ Canxi có vai trò quan trọng trong hoạt động dẫn truyền thần kinh của cơ thể. Khi cơ thể trẻ thiếu hụt canxi, các xung động thần kinh có thể bị ức chế gây ra tình trạng hưng phấn hoặc căng thẳng quá mức ở trẻ nhỏ.
1.6 Co giật các cơ:
♦ Sự co duỗi các cơ trong cơ thể xảy ra là do phản ứng trao đổi các ion qua màng tế bào có sự hỗ trợ của canxi. Khi trẻ không được bổ sung đủ lượng canxi, các phản ứng này bị rối loạn dẫn đến tình trạng co giật các cơ.
1.7 Hệ miễn dịch suy yếu:
♦ Canxi là thành phần đầu tiên phát hiện những yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể và thông báo kích hoạt hệ miễn dịch hoạt động để tiêu diệt vi khuẩn. Thiếu canxi khiến chức năng miễn dịch giảm sút, trẻ dễ mắc các bệnh theo mùa, dễ ốm vặt.
1.8 Các vấn đề về răng miệng:
♦ Khi cơ thể thiếu canxi, sẽ kéo canxi từ các nguồn như răng. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về răng miệng, bao gồm chân răng yếu, nướu bị kích thích, răng giòn và sâu răng. Ngoài ra, thiếu canxi ở trẻ sơ sinh có thể làm chậm quá trình hình thành và mọc răng.
1.9 Thay đổi tâm trạng
♦ Thiếu canxi có liên quan đến rối loạn tâm trạng, bao gồm cả trầm cảm. Bất kỳ ai nghi ngờ rằng sự thiếu hụt canxi góp phần vào các triệu chứng trầm cảm nên yêu cầu bác sĩ kiểm tra nồng độ canxi. Việc bổ sung canxi có thể giúp kiểm soát các triệu chứng này.
1.10 Hạ canxi máu
► Hạ canxi máu là tình trạng khi nồng độ canxi trong máu quá thấp. Tình trạng này có thể dẫn đến một số triệu chứng nghiêm trọng:
- Mất trí nhớ hoặc lú lẫn
- Tê bì chân tay hoặc mặt
- Gặp ảo giác
- Chuột rút
- Co cơ bắp
♦ Hạ canxi máu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh.
1.11 Rối loạn giấc ngủ:
♦ Khi các xung động thần kinh không ổn định, vỏ não luôn trong trạng thái hưng phấn nên trẻ rất khó đi vào giấc ngủ. Trẻ thiếu canxi thường gặp phải tình trạng khó ngủ, ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc đêm, giật mình khi ngủ.
⇒ Tóm lại, Bất kỳ ai gặp các triệu chứng thiếu canxi nên đi khám, xét nghiệm và kiểm tra nồng độ canxi trong máu để biết được mức độ thiếu hụt, bổ sung đúng kịp thời.
► Những người sau đây có nhiều nguy cơ bị thiếu canxi: người cao tuổi, thanh thiếu niên, người thừa cân, người mắc bệnh mạn tính...
2. Cách điều trị và phòng ngừa
♦ Cách an toàn và dễ dàng nhất để kiểm soát và ngăn ngừa sự thiếu hụt canxi là bổ sung canxi từ chế độ ăn uống. Một số thực phẩm giàu canxi bao gồm: Các sản phẩm từ sữa (sữa, pho mát và sữa chua), đậu, đậu hũ, sữa đậu nành, bông cải xanh, rau bina, ngũ cốc, các loại hạt (hạnh nhân, vừng...).
♦ Lượng canxi khuyến nghị hàng ngày trong chế độ ăn uống là 1.000 mg cho những người từ 19-50 tuổi, trong khi trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn tuổi có xu hướng yêu cầu nhiều hơn.
► Khi bổ sung canxi bằng thuốc cần có ý kiến của bác sĩ. Vì bổ sung không phù hợp và quá nhiều canxi có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, sỏi thận và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.