► Hiện nay, với áp lực công việc, cuộc sống hằng ngày thì "mất ngủ" không chỉ gặp ở người lớn tuổi mà còn phổ biến cả ở thanh thiếu niên trẻ tuổi.
♦ Mất ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến gồm có các dạng như ngủ không sâu, khó đi vào giấc ngủ, dễ bị giật mình, thức dậy rất sớm, khó trở lại giấc ngủ và cảm giác mệt mỏi sau khi thức dậy. Tình trạng này kéo dài có thể khiến chúng ta mệt mỏi, khó chịu làm ảnh hưởng nặng nề đến hiệu suất làm việc cũng như chất lượng cuộc sống.
⇒ Tuỳ thuộc vào mức độ và thời gian mà có thể chia thành mất ngủ cấp tính hay mạn tính, thời gian mất ngủ càng dài càng ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, gây suy nhược cơ thể và là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng.
⇒ Để hiểu rõ hơn về các triệu chứng cũng như biện pháp phòng ngừa mất ngủ, một số thông tin sau đây đến từ Khỏe Đẹp Carita sẽ là đáp án tốt nhất dành cho bạn.
1. Biểu hiện của mất ngủ:
♦ Khó ngủ vào ban đêm
♦ Thức dậy trong đêm
♦ Thức dậy quá sớm
♦ Không cảm thấy cơ thể được nghỉ ngơi dù đã ngủ sau một đêm
♦ Ban ngày mệt mỏi hoặc buồn ngủ
♦ Khó chịu, lo lắng và dễ rơi vào trầm cảm
♦ Khó chú ý, tập trung vào nhiệm vụ nào đó hoặc cần ghi nhớ
♦ Thường xuyên mắc lỗi hoặc tai nạn
♦ Có những lo lắng, suy nghĩ tiêu cực về giấc ngủ
2. Nguyên nhân của mất ngủ
2.1. Căng thẳng, stress
• Áp lực cuộc sống, công việc, tiền bạc, sức khỏe,… khiến tâm trí chúng ta hoạt động nhiều vào buổi tối khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, những sự kiện xảy ra trong cuộc sống như chấn thương, chết chóc, bệnh tật, mất việc,… của chính mình hoặc người thân đều có thể gây ra tình trạng này.
2.2. Rối loạn giờ giấc thức ngủ
• Ngủ không đều, không đúng giờ, không ngủ trưa, kích thích hoạt động trước giờ ngủ, chỗ ngủ không thoải mái, xem tivi, sử dụng điện thoại, máy tính, chơi game,… trước khi ngủ.
2.3. Sử dụng các chất kích thích
• Đồ uống có chứa caffeine, nicotine, rượu, trà, nước ngọt,... là những chất kích thích không nên dùng vào buổi tối vì sẽ khiến bạn mất ngủ vào ban đêm.
• Chất nicotine có trong thuốc lá là chất kích thích làm gián đoạn giấc ngủ. Rượu có thể giúp bạn dễ ngủ hơn nhưng cũng làm gián đoạn giai đoạn ngủ sâu hơn và đánh thức bạn vào giữa đêm.
2.4. Yếu tố môi trường
• Môi trường xung quanh, bao gồm ánh sáng màn hình, tiếng ồn,... có thể tác động lớn đến cảm giác đau đầu mất ngủ. Sự không thoải mái từ môi trường có thể làm tăng căng thẳng và gây khó chịu, tác động tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ.
2.5. Độ tuổi, giới tính
• Khi càng cao tuổi thì nguy cơ bị mất ngủ càng tăng. Nguyên nhân vì tâm sinh lý bị thay đổi khi bước vào giai đoạn lão hóa. Do đó, người cao tuổi thường gặp phải tình trạng “thức khuya – dậy sớm”, khó ngủ dù ban ngày ngủ ít hoặc không ngủ.
2.6. Một số do bệnh lý
Một số bệnh liên quan đến chứng mất ngủ như: Huyết áp cao, viêm khớp, đau khớp, hen phế quản, thiểu năng tuần hoàn não, bệnh lý về thần kinh...
2.7. Ăn quá nhiều vào bữa tối
Trước khi đi ngủ, bạn chỉ nên ăn nhẹ, vì ăn quá nhiều sẽ khiến cơ thể phải hoạt động để tiêu hoá thức ăn. Một số người gặp phải bệnh trào ngược dạ dày, thực quản, khiến cơ thể tỉnh táo dẫn đến khó ngủ.
3. Phòng ngừa
► Bất kể bạn ở độ tuổi nào, chứng mất ngủ đều cần được phòng ngừa từ sớm. “Chìa khóa” giúp bạn tạm biệt chứng mất ngủ chính là thay đổi các thói quen hàng ngày:
♦ Tránh các bữa ăn quá no, thức uống chứa caffeine và rượu trước khi đi ngủ.
♦ Tham gia các hoạt động thể chất đều đặn, tốt nhất là tập thể dục 30 phút mỗi ngày và tránh các hoạt động kích thích trước khi đi ngủ.
♦ Đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày, kể cả cuối tuần.
♦ Cất điện thoại thông minh, TV, máy tính xách tay hoặc các màn hình khác ít nhất 60 phút trước khi đi ngủ.
♦ Bỏ thuốc lá.
♦ Thư giãn với âm nhạc nhẹ nhàng, một cuốn sách hay hoặc thiền định.
♦ Nếu bạn đang dùng một loại thuốc thường xuyên, hãy kiểm tra với bác sĩ để xem liệu chúng có thể góp phần vào chứng mất ngủ của bạn hay không.
♦ Không ngủ trưa quá nhiều: Mặc dù giấc ngủ trưa có lợi cho sức khỏe nhưng với người bị mất ngủ thì có thể khiến bạn khó ngủ hơn vào ban đêm. Nếu cần nghỉ ngơi, bạn hãy cố gắng giới hạn một giấc ngủ trưa không quá 30 phút và không ngủ sau 3 giờ chiều.
♦ Tập thể dục thường xuyên: Luyện tập thể dục là một trong những cách giúp rèn luyện sức khỏe và phòng ngừa cực kỳ hiệu quả. Khi cơ thể vận động điều độ, khí huyết sẽ được lưu thông, chất lượng giấc ngủ cũng sẽ được nâng cao. Bạn chỉ cần thực hiện các bài tập đơn giản tại nhà như: chạy bộ, đạp xe, erobic, cúi gập người hay vươn vai giãn cơ… mỗi ngày ít nhất 30 phút để có được giấc ngủ ngon và sâu hơn.
⇒ Ngoài ra có thể bổ sung các dạng hoạt huyết lưu thông máu não giúp ổn định giấc ngủ từ từ, hạn chế lạm dụng các loại thuốc ngủ