► Đau họng nghẹt mũi là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi.
♦ Không chỉ gây khó chịu và cản trở các hoạt động hàng ngày, đau họng và nghẹt mũi còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau.
1. Nguyên nhân dẫn đến đau họng, nghẹt mũi:
1.1 Cảm lạnh, cúm, nhiễm virus:
♦ Những bệnh lý này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
1.2 Viêm do vi khuẩn:
♦ Các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn như viêm amidan, viêm họng hạt và viêm xoang đều có triệu chứng đau họng và nghẹt mũi.
1.3 Ảnh hưởng từ môi trường sống:
♦ Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi có thể làm trầm trọng thêm các bệnh lý tai mũi họng, khiến các triệu chứng về tai mũi họng trầm trọng hơn.
1.4 Trào ngược dạ dày thực quản:
♦ Acid từ dạ dày trào ngược lên kích thích cổ họng, gây ho và lâu ngày dẫn đến đau rát họng và nghẹt mũi.
1.5 Các yếu tố kích thích khác:
♦ Sản phẩm hóa chất công nghiệp và chất tẩy rửa mạnh sử dụng trong gia đình cũng có thể gây ra tình trạng cổ họng bị rát, ngứa và khô.
2. Sau đây là 5 cách làm giảm đau họng nghẹt mũi tại nhà:
2.1 Súc miệng bằng nước muối:
♦ Đây là một trong những biện pháp chữa đau họng tại nhà phổ biến, dễ làm và cũng thường được các bác sĩ khuyến khích sử dụng. Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh, súc miệng bằng nước muối giúp sát khuẩn và giảm đau họng rất tốt.
♦ Khi bị đau họng, bạn hãy pha ngay 1 muỗng cà phê muối ăn vào 250ml nước ấm để ngậm và súc miệng trong khoảng 30 giây nếu không có sẵn nước muối sinh lý nhé! Và bạn đừng quên, chỉ khi súc miệng với nước muối đều đặn 3 lần/ngày thì tình trạng đau họng mới nhanh chóng cải thiện.
2.2 Kẹo ngậm giảm đau rát họng:
2.3 Giữ đủ nước cho cơ thể:
♦ Duy trì lượng nước của thể tuy không thể giảm đau tức thì nhưng sẽ giúp làm loãng chất nhầy và tống ra khỏi mũi dễ dàng hơn, giảm tình trạng tắc nghẽn.
♦ Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu báo cáo rằng những người sử dụng đồ uống nóng giảm các triệu chứng cảm lạnh như nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi,... hơn so với nhóm còn lại.
♦ Do đó, hãy uống nhiều nước nếu bạn nghi ngờ mình bị cảm lạnh hoặc đang có các triệu chứng nghẹt mũi.
2.4 Tỏi hỗ trợ giảm đau họng sổ mũi:
♦ Tương tự với mật ong, tỏi có chứa hoạt chất allicin có tác dụng như kháng sinh giúp giảm đau, giảm sưng tấy, kháng viêm rất tốt. Để chữa đau họng sổ mũi, Bạn hãy nhai sống vài tép tỏi hoặc ngậm ở cổ họng khoảng 5 – 10 phút hàng ngày. Cách chữa đau họng sổ mũi này giúp tiêu diệt vi khuẩn ở họng, tiêu đờm, làm dịu họng và tình trạng sổ mũi cũng dần được loại bỏ.
2.5. Chưng tắc với mật ong:
♦ Tắc (quất) chưng mật ong trị ho là bài thuốc dân gian có từ lâu đời và được áp dụng rộng rãi. Hiện nay cũng có nhiều loại siro trị ho ra đời dựa trên công thức bài thuốc trị ho nổi tiếng này. Tắc chưng mật ong được ưa chuộng như vậy chính là nhờ tính hiệu quả, an toàn và lành tính với mọi đối tượng, hơn nữa hương vị còn rất thơm ngon, dễ uống.
2.6. Xông hơi:
♦ Hơi nước có thể làm loãng chất nhầy và giúp thoát ra khỏi mũi của bạn dễ dàng hơn. Để làm thông nghẹt mũi, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Đổ nước sôi vào ly.
- Cúi đầu xuống gần ly, tránh cúi quá sát khiến làm bỏng da.
- Hướng lỗ mũi về phía ly, hít 1 hơi sâu rồi thở ra, để hơi nóng chạy xuyên qua mũi, làm thông mũi nghẹt cho tới khi nước nguội thì ngừng.
- Xông mũi liên tục trong vài ngày để giảm tình trạng nghẹt mũi.
♦ Nếu bạn muốn xông mũi với tô lớn, che đầu bằng khăn và xông như cách trên để tăng hiệu quả xông hơi cho mũi.
2.7 Tăng độ ẩm không khí:
♦ Ở lâu trong môi trường khô và lạnh như phòng điều hòa có thể gây ra nghẹt mũi. Sử dụng các loại máy giúp tăng độ ẩm không khí, làm dịu các vùng niêm mạc hay mạch máu trong xoang mũi. Độ ẩm an toàn cho sinh hoạt bình thường ở mức 40% – 60%, độ ẩm quá cao có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển.
3. Cách phòng ngừa đau họng, nghẹt mũi tại nhà:
⇒ Để phòng ngừa đau họng nghẹt mũi và các bệnh đường hô hấp trong mùa lạnh, hãy tuân thủ các quy tắc sau:
3.1 Chế độ dinh dưỡng khoa học:
♦ Bổ sung đủ đạm và vitamin từ thịt nạc, cá, rau củ, hoa quả và ngũ cốc. Chọn thực phẩm an toàn, rõ nguồn gốc.
3.2 Ngủ đủ giấc:
♦ Ngủ đúng giờ và đủ giấc để giúp cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng, nâng cao sức đề kháng.
3.3 Hạn chế rượu và không hút thuốc lá:
♦ Tránh rượu, thuốc lá và các chất kích thích để bảo vệ hệ miễn dịch. Giữ môi trường sống sạch sẽ và tránh khói bụi.
3.4 Tập thể dục thường xuyên:
♦ Tập thể dục đều đặn với cường độ thích hợp để tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch.
3.5 Kiểm soát cân nặng:
♦ Duy trì cân nặng hợp lý để tránh béo phì, giúp nâng cao sức đề kháng và hiệu quả của vắc xin.