► Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh lý phổ biến không chỉ gặp ở lứa tuổi trung niên, người cao tuổi mà ngày nay bệnh có xu hướng trẻ hóa. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến năng suất lao động mà chất lượng cuộc sống cũng bị suy giảm.
⇒ Đặc biệt, nếu bệnh không được cứu chữa kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ đột quỵ. Vây nguyên nhân gây thiểu năng tuần hoàn não là gì? Triệu chứng bệnh và cách phòng ngừa bệnh ra sao? Hãy tìm hiểu bài viết sau cùng Khỏe Đẹp Carita để hiểu rõ về căn bệnh này.
1. Thiểu năng tuần hoàn não là gì?
► Thiểu năng tuần hoàn não là tình trạng máu cung cấp tới não bị thiếu hụt khiến tế bào não thiếu oxy và dưỡng chất nên giảm khả năng chi phối hoạt động ở các cơ quan khác.
► Bệnh thiểu năng tuần hoàn máu não thường gặp ở nam giới lứa tuổi trung niên, người lớn tuổi, người lao động trí óc. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại, con người phải đối diện với nhiều yếu tố như môi trường ô nhiễm, lối sống mất cân bằng, cường độ làm việc căng thẳng, ăn uống không khoa học, không vận động… khiến tình trạng này ngày càng trẻ hóa (dưới tuổi 40).
⇒ Ví dụ: Dân văn phòng, nhất là những người thường xuyên phải làm việc trên máy tính, rất dễ bị đau đầu thường xuyên, hoa mắt chóng mặt khi đứng lên đột ngột,... Đó là những dấu hiệu sớm cho thấy bạn đang bị thiểu năng tuần hoàn não.
2. Nguyên nhân gây thiểu năng tuần hoàn máu ở người trẻ tuổi.
♦ Lối sống & sinh hoạt thiếu khoa học: đầu óc luôn căng thẳng, stress vì cuộc sống gia đình và công việc, ngồi nhiều trước máy tính, ít vận động – thể dục thể thao, chế độ ăn nhiều dầu béo... khiến khả năng lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể giảm sút.
♦ Bệnh lý đốt sống cổ: Một số bệnh lý đốt sống cổ như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ,… cũng là nguyên nhân gây thiếu máu não. Bởi các mạch máu chính dẫn máu lên não đi qua vùng cổ, và khi nơi này bị bất thường về cấu trúc hay thoái hóa sẽ chèn ép các mạch máu từ đó cản trở quá trình lưu thông máu lên não.
♦ Bệnh thiếu máu: thiếu máu hồng cầu hình liềm, thiếu máu do thiếu sắt, do tủy xương ngừng sản xuất tế bào máu hoặc do bệnh mạn tính như lao, HIV, ung thư, bệnh thận,...
♦ Huyết áp thấp: do áp lực máu lên thành mạch quá thấp không thể đưa máu từ tim lên não, biểu hiện dễ nhận biết nhất là hoa mắt, chóng mặt.
♦ Bệnh tim mạch: Ở nhiều người có các bệnh lý về tim mạch như bệnh van tim, bệnh cơ tim, xơ vữa động mạch, huyết áp cao… khiến cho tim hoạt động kém, không bơm đủ lượng máu cần thiết lên não.
♦ Dị dạng mạch máu não: Làm tăng nguy cơ tắc nghẽn và cản trở dòng máu về não.
3. Các triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não:
Bệnh thiểu năng tuần hoàn não thường đặc trưng với những dấu hiệu như sau:
♦ Đau đầu: là triệu chứng phổ biến và xuất hiện sớm nhất, chiếm tới 90%; cơn đau lan tỏa và thường co thắt ở vùng chẩm – gáy – trán.
♦ Chóng mặt: cảm giác loạng choạng, chếnh choáng như say sóng kèm theo hoa mắt xây xẩm khi thay đổi tư thế. Thiếu năng tuần hoàn não nặng thường khiến người bệnh thấy buồn nôn, sợ ánh sáng và tiếng ồn.
♦ Rối loạn giấc ngủ: khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, hay gặp ác mộng
♦ Dị cảm: cảm giác mơ hồ, ảo giác, tê bì các đầu ngón tay chân, cảm giác như tiếng ve kêu ù ù trong tai cả ngày lẫn đêm.
♦ Rối loạn chú ý: thường xuyên lơ đãng hoặc chỉ tập trung vào một chi tiết nào đó mà lãng quên thực tại.
♦ Cảm xúc thất thường: dễ bị kích động, khó kiềm chế cảm xúc.
♦ Suy giảm trí nhớ: có dấu hiệu suy giảm hay quên, khó khăn khi thực hiện các công việc theo trình tự.
► Chóng mặt và rối loạn thăng bằng, cảm giác lảo đảo thoáng qua hoặc xoay tròn kiểu rối loạn tiền đình. Các cảm giác trên có thể thoáng qua hoặc tăng lên khi thay đổi tư thế kéo dài nhiều giờ đến vài ngày. Có thể tự hết hoặc dùng thuốc chữa triệu chứng đỡ
► Rối loạn vận nhãn, nhìn đôi, nhìn sang hai bên mờ hoặc có ám điểm kéo dài trong vài giây vài phút. Các triệu chứng này xảy ra đột ngột khi từ nằm chuyển sang ngồi hoặc đứng. Có thể gặp ảo thị.
4. phòng ngừa thiểu năng tuần hoàn não
Chế độ sinh hoạt:
- Duy trì một lối sống lành mạnh để giúp phòng ngừa thiểu năng tuần hoàn não mạn tính.
- Tham gia các hoạt động ngoài trời như đi bộ nhanh và chạy bộ (ví dụ mỗi lần 30 - 40 phút, 5 ngày/tuần).
- Tăng cường hoạt động tư duy của não bộ thông qua một số hoạt động văn nghệ, thể thao như ca hát, khiêu vũ, thể dục nhịp điệu, quần vợt.
- Tránh cảm xúc và mệt mỏi quá mức.
- Phát hiện sớm tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, nếu cần sử dụng thuốc để cải thiện tuần hoàn não.
Chế độ dinh dưỡng:
► Chế độ ăn uống hợp lý với rau tươi, trái cây, các loại cá, nấm, rượu vang đỏ (trong mức cho phép) có thể giúp phòng ngừa thiểu năng tuần hoàn não. Đồng thời, thực hiện một chế độ ăn lành mạnh giúp duy trì cân nặng, hạn chế các chất béo xấu, cũng giúp ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ như béo phì,...
► Để phòng ngừa thiểu năng tuần hoàn não một cách hiệu quả, quan trọng là hãy duy trì một lối sống lành mạnh, tăng cường các hoạt động thể chất và hoạt động tư duy của não bộ. Kèm theo đó, duy trì một chế độ ăn phù hợp với tình trạng bệnh cũng giúp ích nhiều trong việc ngăn ngừa thiểu năng tuần hoàn não.
Hi vọng qua bài viết trên các bạn đã hiểu rõ về bệnh thiểu năng tuần hoàn não và các biểu hiện của bệnh này để sớm có biện pháp can thiệp kịp thời. Khỏe Đẹp Carita chúc bạn luôn khỏe mạnh.