► Béo bụng , tăng cân là thực trạng hiện tại mà nhiều người đang gặp phải. Hậu quả của gây ra không chỉ về mặt thẩm mỹ mà còn ở khía cạnh sức khỏe.
1. Nguyên nhân :
1.1 Ít vận động
♦ Nếu bạn có thói quen ít vận động do bận rộn với công việc hoặc những lý do khác, bạn sẽ có nguy cơ bị béo bụng. Cơ thể không được vận động sẽ không thể đốt cháy calo dư thừa. Mỡ dư thừa sẽ tích tụ dần quanh bụng.
1.2 Vừa ăn xong đã nằm
♦ Thói quen vừa ăn no đã nằm xem ti vi hoặc nằm trên giường xem điện thoại. Đây là thói quen xấu, không chỉ ảnh hưởng đến tiêu hóa mà còn gây tích mỡ bụng.
♦ Để tránh tích mỡ thừa, bạn nên ngồi thẳng lưng nghỉ ngơi 15 phút sau khi ăn rồi đi lại nhẹ nhàng.
1.3 Ngủ không đủ giấc ,mất ngủ hoặc thiếu ngủ do sử dụng điện thoại , máy tính
♦ Việc chúng ta thường xuyên sử dụng các thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính trước khi đi ngủ đã trở nên quá phổ biến và có ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể vì Lượng ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại, máy tính có khả năng ức chế melatonin - nguyên nhân chính gây mất ngủ, khó ngủ.
♦ Sự khó ngủ, mất ngủ sẽ khiến não phát đi tín hiệu thèm thức ăn ngọt, khiến bạn bắt đầu ăn nhiều thức ăn có đường. Điều này sẽ khiến hệ thống nội tiết rối loạn, ảnh hưởng quá trình trao đổi chất và dẫn đến hệ quả là tăng lượng mỡ, gây béo bụng nhanh chóng
1.4 Chế độ ăn thiếu protein
♦ Protein giúp no lâu, giảm cảm giác thèm ăn, hỗ trợ xây dựng cơ bắp và tiêu đốt mỡ thừa. Chế độ ăn thiếu protein khiến bạn nhanh đói, thèm ăn vặt, đặc biệt là các món ăn chứa nhiều đường, muối.
♦ Nên bổ sung vào thực đơn các thực phẩm có hàm lượng protein cao như trứng, thịt nạc, hải sản các loại ngũ cốc, súp lơ xanh, cải bó xôi..
1.5 Ăn khuya
♦ Nếu bạn dùng bữa tối quá khuya, quá gần giờ đi ngủ, lượng calo có trong thực phẩm sẽ khó được tiêu thụ hoàn toàn và nhanh chóng chuyển hóa thành mỡ, tích tụ lâu ngày gây béo bụng. Việc ăn quá khuya cũng gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực lên đường huyết và khả năng chuyển hóa chất béo của cơ thể.
1.6 Ăn vặt nhiều :
♦ Những món ăn vặt như snack, mì ăn liền, bánh kẹo, nước ngọt... đều là những món có lượng calo tương đối cao. Nếu ăn liên tục trong thời gian dài sẽ làm tăng hàm lượng đường và chất béo trong cơ thể.
1.7 Cơ thể căng thẳng, áp lực , stress
♦ Nếu để cơ thể luôn trong trạng thái căng thẳng chồng chất thì sẽ thúc đẩy quá trình tiết hormone adrenaline và kích hoạt sự trao đổi chất của tế bào. Việc này sẽ làm bạn cảm thấy nhanh đói và thèm ăn, muốn tìm đến đồ ăn để giải tỏa áp lực tâm lý.
1.8 Uống ít nước
♦ Nước sẽ giúp cơ thể duy trì sự trao đổi chất ở trạng thái bình thường, làm đẩy nhanh quá trình tiêu hóa chất béo và calo dư thừa, giúp cơ thể bài tiết chúng qua đường nước tiểu tốt hơn. Ít uống nước khiến cơ thể dễ tích tụ nhiều độc tố mà không đào thải ra được.
1.9 Thiếu tập trung khi ăn
♦ Có thói quen vừa ăn vừa lướt web, vừa ăn vừa xem phim hay chơi game có thể dẫn đến việc ăn uống vô thức và tiêu thụ quá nhiều calo. Thói quen này cũng khiến việc đánh giá các dấu hiệu no trở nên khó khăn.
1.10 Ăn quá nhanh
♦ Mất khoảng 20 phút để não của bạn nhận được thông báo từ dạ dày rằng nó đã no. Nếu bạn nhồi nhét thức ăn quá nhanh, bạn sẽ tiếp tục ăn quá mức cơ thể cần.
1.11 Bỏ bữa
♦ Bỏ bữa ăn đặc biệt là bữa sáng có thể dẫn đến việc ăn quá nhiều vào cuối ngày. Mối nguy hiểm của việc thường xuyên bỏ bữa sáng là hormone gây đói của cơ thể muốn bù đắp cho các bữa ăn đã bỏ lỡ bằng việc ăn nhiều hơn sau đó
1.12 Tiêu thụ quá nhiều calo từ thực phẩm lành mạnh
♦ Ăn quá nhiều thực phẩm, ngay cả những thức ăn lành mạnh có thể dẫn đến tăng cân. Đó là lý do tại sao kiểm soát khẩu phần ăn là rất quan trọng đối với việc giảm cân lành mạnh.
1.13 Uống rượu , bia
♦ Uống nhiều rượu khiến bạn tiêu thụ nhiều calo hơn mức đốt cháy, điều này có thể dẫn đến tăng cân. Đặc biệt nó còn có thể làm tăng cortisol, thúc đẩy quá trình tích trữ chất béo ở bụng.
1.14 Thường xuyên ăn đồ ăn nhanh
♦ Thức ăn nhanh có thể gây mỡ bụng và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Chúng chứa nhiều đường, có độ mặn cao và các chất béo chuyển hóa.
♦ Vì thế, nên hạn chế tối đa thức ăn nhanh nếu bạn không muốn một chiếc bụng ngấn mỡ.
1.15 Ăn không đủ chất xơ
♦ Chất xơ không chỉ giúp chống táo bón và đầy hơi, mà còn giúp cảm thấy no lâu hơn. Những thực phẩm giàu chất xơ cũng giúp làm sạch ruột. Trong quá trình đào thải, chúng có thể giúp loại bỏ chất béo dư thừa và cholesterol.
1.16 Ăn quá nhiều tinh bột
♦ Không cần phải cắt giảm hoàn toàn tinh bột để có được vòng bụng phẳng. Thực tế, các loại thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp no lâu và giữ cho hệ tiêu hóa luôn hoạt động tốt. Hạn chế tinh bột có thể có lợi cho một số người. Thay vì loại bỏ tinh bột khỏi chế độ ăn uống, hãy cân nhắc chỉ ăn tinh bột vào bữa sáng và bữa trưa
2. Tác hại của mỡ thừa
2.1 Thân hình không như mong muốn
♦ Đây là tác hại nhìn thấy đầu tiên của người bị mỡ thừa, qua đó thân hình trở nên xấu xí. Kéo theo béo bụng, vùng da bị kéo căng sẽ trở nên rạn nứt, mất thẩm mỹ. Người bị mỡ thừa coi đó là một khiếm khuyết của cơ thể, trở nên mất tự tin, không được diện những trang phục mình yêu thích.
2.2 Ảnh hưởng đến xương khớp
♦ Mỡ thừa khiến xương khớp của cơ thể phải chịu một áp lực rất lớn, lâu dần dễ bị thoái hoá, gây đau nhức.
2.3 Có nguy cơ mắc bệnh tim mạch
♦ Người béo phì thường đi kèm với rối loạn mỡ trong máu hoặc cholesterol cao. Cholesterol cao gây xơ hóa lòng mạch máu, tăng huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
2.4 Nguy cơ bị tiểu đường
♦ Mỡ thừa cũng có liên quan mật thiết đến bệnh tiểu đường. Người bị mỡ thừa có thể còn đối diện với nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm như suy giảm chức năng sinh lý ở nam giới, rối loạn nội tiết, ung thư…
► Hãy xây dựng cho mình một nhật ký ăn uống khoa học . Điều đó giúp chúng ta kiểm soát được lượng calo nạp vào cơ thể và điều chỉnh cho phù hợp với cơ thể và duy trì đều đặn để đạt được hiệu quả cao nhất.