► Tùy vào lứa tuổi, mỗi người cần có thời gian ngủ nhất định để phục hồi sức khỏe sau chuỗi hoạt động làm việc. Tuy nhiên, càng lớn tuổi thì càng khó ngủ, và ít có giấc ngủ sâu. Điều này ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe và có nguyên nhân từ nhiều lý do.
⇒ Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng giúp ổn định các hoạt động sinh lý của cơ thể và một giấc ngủ ngon hết sức cần thiết cho cuộc sống. Ngủ đủ giấc, ngủ có chất lượng sẽ giúp người già duy trì sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất.
1. Một giấc ngủ ngon đảm bảo các yếu tố sau đây:
- Giấc ngủ kéo dài 7-9 giờ mỗi đêm
- Ngủ đủ giấc, chất lượng, ngủ sâu
- Sau khi ngủ dậy, tinh thần cảm thấy thoải mái, tràn đầy năng lượng
♦ Ngược lại nếu khi thức dậy bạn cảm thấy vẫn buồn ngủ và khó chịu, không thể tập trung làm việc thì có thể bạn đã ngủ không ngon, không sâu, rối loạn giấc ngủ.
♦ Các yếu tố gây mất ngủ ở người già thường là do giảm hoạt động thể lực, ít tiếp xúc với ánh sáng, dễ bị thức giấc hơn, thay đổi nhịp sinh học, giảm khả năng hồi phục các chức năng của cơ thể khi cơ thể bị lão hóa,…
♦ Bên cạnh đó, người già thường gặp các bệnh lý khác như sa sút trí tuệ, bệnh lý mạch máu não, suy tim, viêm nhiễm đường hô hấp, đau xương khớp, trầm cảm,… đều làm giảm chất lượng giấc ngủ.
2. Triệu chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi
Các triệu chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi thường bao gồm:
- Gặp khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ.
- Thường xuyên tỉnh dậy giữa đêm hoặc lúc gần sáng khi chưa ngủ đủ giấc và không hoặc khó thể ngủ lại.
- Dễ ngủ vào ban ngày và gặp khó khăn khi đi ngủ vào ban đêm. Ở những trường hợp nghiêm trọng hơn, người cao tuổi có thể không ngủ được vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
- Mệt mỏi, uể oải, đau đầu, đau mỏi vai, gáy sau khi thức dậy vào buổi sáng.
- Ngủ không sâu giấc, dễ bị đánh thức bởi những tác động rất nhỏ.
- Đôi khi, người cao tuổi cũng gặp chứng ngủ rũ, ngủ ngáy to, gặp ác mộng… Đây cũng có thể được xem là những triệu chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi.
3. Khắc phục mất ngủ:
► Để cải thiện mất ngủ bạn không nên sử dụng thuốc. Dưới đây các biện pháp cải thiện tình trạng ngủ không sâu ở người lớn tuổi.
3.1. Thay đổi chế độ sinh hoạt giúp
♦ Tập thể dục đều đặn hàng ngày: điều này giúp bạn có một sức khoẻ dẻo dai. Có một giấc ngủ sâu, luôn tràn đầy năng lượng.
♦ Gác lại công việc: chuẩn bị tinh thần thoải mái, gác lại những việc chưa giải quyết xong để có giấc ngủ thoải mái, thư giãn.
♦ Cố gắng tạo thói quen về giấc đi ngủ: bạn nên thiết lập đồng hồ sinh học cho bản thân, để đi vào giấc ngủ dễ dàng. Từ đó, tránh ngủ chập chờn, mất giấc.
♦ Khi thức dậy nên nằm khoảng 5 phút sau đó xuống giường. Không nên ở lại giường quá lâu.
♦ Hạn chế sử dụng các thức ăn, đồ uống không tốt vào cơ thế. Tránh sử dụng cà phê, thuốc lá. Không nên ăn quá no trước khi đi ngủ khoảng 3 tiếng.
♦ Tạo không gian yên tĩnh, thoáng mát, duy trì nhiệt độ phòng ổn định. Việc này có ích cho giấc ngủ bạn rất hiệu quả.
3.2 Chế độ dinh dưỡng cho người mất ngủ
► Một chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp những dưỡng chất thiết yếu cho não bộ, nhất là các loại thực phẩm tốt cho giấc ngủ có thể giúp bạn ngủ ngon hơn. Do đó, nếu bạn đang đối mặt với tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, hãy thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm dưới đây vào các bữa ăn hằng ngày để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
-
Thực phẩm giàu magie: Rau mồng tơi, rau dền, bơ, hạnh nhân, hạt bí, chuối…
-
Thực phẩm giàu vitamin nhóm B: Gạo lứt, thịt, cá, gà, sữa, bơ, trứng, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh…
-
Thực phẩm nhiều tryptophan: Đậu phộng, hạt sen, gạo, thịt gà, bí đỏ, chuối, mật ong…
-
Thực phẩm giàu protein: Cá, thịt và trứng.
-
Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: kiwi, việt quất, lựu, táo tàu, cam,…
-
Một số loại nước uống: Trà hoa cúc, trà hoa đậu biếc, sữa ấm,… cũng hỗ trợ điều trị mất ngủ rất tốt.
► Thiếu ngủ và nhức đầu có thể dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khiến các chức năng khác nhau trong cơ thể khó phục hồi. Nếu cảm thấy tình trạng đau đầu mất ngủ kéo dài dai dẳng, không thuyên giảm dù đã áp dụng nhiều cách cải thiện tại nhà, bạn nên nhanh chóng đi kiểm tra sức khỏe để có thể phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn nếu có.