► Mọi người thường bảo nhau, chiều cao là do gene, vậy nên cha mẹ cha mẹ thấp thì con cái cũng khó mà cao được. Trong thời kỳ hiện nay, sự quan tâm đến vấn đề chiều cao đã trở nên vô cùng phổ biến.
Không chỉ đơn giản là một khía cạnh của sức khỏe, chiều cao còn đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực và mang đến nhiều ưu điểm trong cuộc sống hàng ngày. Vậy hãy cùng Khỏe Đẹp Carita tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của mỗi cá nhân nhé !!!
1. Yếu tố di truyền:
♦ Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao. Tuy nhiên, bên cạnh di truyền thì chế độ dinh dưỡng tác động lớn đến chiều cao hơn cả gen di truyền. Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học, sự tăng trưởng thể chất, tầm vóc của trẻ chịu tác động trực tiếp của chế độ dinh dưỡng.
♦ Chiều cao của trẻ chỉ bị ảnh hưởng khoảng 23% từ yếu tố di truyền (gen của ông bà, cha mẹ) ngoài ra dinh dưỡng lại đóng góp đến 32%; chế độ vận động, thể dục thể thao quyết định 20%. Còn lại là những yếu tố của môi trường sống, bệnh mạn tính và bẩm sinh, chế độ nghỉ ngơi...
2. Chế độ dinh dưỡng:
♦ Dinh dưỡng là yếu tố tác động mạnh nhất đến chiều cao tương lai của trẻ với 32%. Với chế độ dinh dưỡng tốt, mẹ giúp con phát triển không chỉ chiều cao mà cả trí não, sức đề kháng.
♦ Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng trẻ em và trẻ vị thành niên cần có đầy đủ 4 nhóm chất quan trọng trong mỗi bữa ăn để phát triển thể chất tối ưu, trong đó bao gồm nhóm chất đạm, chất đường bột, chất béo và cuối cùng là nhóm vitamin – khoáng chất,….Trong đó:
Chất đạm
• Có nhiều trong sữa, thịt động vật (gia súc, gia cầm, hải sản,…), lòng trắng trứng và trong các loại đậu (đậu Hà Lan, đậu nành, đậu que,…)
Vai trò: Xúc tác hầu như tất cả các phản ứng hóa học trong cơ thể, điều chỉnh biểu hiện gen, giúp sửa chữa và xây dựng các mô của cơ thể, tăng khối lượng cơ bắp, duy trì khối lượng xương, giảm huyết áp, giảm cảm giác đói, giảm mức độ thèm ăn, tăng cường trao đổi chất và hiệu suất chuyển hóa chất béo thành năng lượng.
Chất đường bột
• Có nhiều trong các loại ngũ cốc như gạo, lúa mì, yến mạch, các loại khoai (khoai tây, khoai mì, khoai sắn,…), cơm, bún, miến, hủ tiếu, phở, bánh mì, các loại hạt (hạt điều, hạt óc chó, hạt mắc ca, hạt bí,…), các loại rau xanh và các loại đậu.
Vai trò: Tinh bột (carbohydrate) là nguồn năng lượng chính của cơ thể, chúng giúp cung cấp năng lượng cho não, thận, cơ tim và hệ thần kinh trung ương. Bên cạnh đó, chất xơ cũng là một loại carbohydrate hỗ trợ tiêu hóa, giúp bé cảm thấy no và kiểm soát mức cholesterol trong máu.
Chất béo
• Có nhiều trong mỡ động vật, lòng đỏ trứng, dầu oliu, quả bơ, dầu ăn công nghiệp hoặc trong các loại hạt và các loại đậu.
Vai trò: Giúp xây dựng cấu trúc cấu trúc màng tế bào, hỗ trợ phát triển trí não, xương, thị giác, hệ miễn dịch, sức khỏe tim mạch cho bé.
• Trong cơ thể, chất béo có chức năng như một kho dự trữ năng lượng quan trọng. Chúng cũng giúp hòa tan vitamin A, D, E, K cho cơ thể hấp thụ. Những vitamin này không thể được hấp thụ nếu thiếu chất béo.
Vitamin và khoáng chất
• Có nhiều trong các loại rau xanh, củ và trái cây tươi
Vai trò: Được xem là những chất dinh dưỡng thiết yếu bởi vì khi phối hợp với nhau, chúng thực hiện hàng trăm vai trò trong cơ thể. Trẻ cần cung cấp đầy đủ 13 vitamin và 14 khoáng chất để phát triển khỏe mạnh, tăng trưởng chiều cao tối đa.
• Trong đó, canxi, magiê và vitamin D3 là “bộ ba thần thánh” có ảnh hưởng trực tiếp đến mật độ xương, ảnh hưởng trực tiếp đến việc quyết định chiều cao của trẻ.
3. Vận động thể chất:
♦ Các bài tập vận động góp 20% khả năng quyết định chiều cao. Những bài tập kéo giãn cơ thể làm cho xương, cơ bắp, dây chằng trở nên mạnh mẽ và dẻo dai, có tác dụng kích thích quá trình phát triển xương.
4 Ngủ đủ giấc:
♦Giấc ngủ chiếm 16% khả năng quyết định chiều cao của trẻ. Nghiên cứu cho thấy, hormone tăng trưởng tăng vọt khi trẻ ngủ sâu. Trẻ em từ 3-7 tuổi cần ngủ 10-12 tiếng/ngày. Sau tầm tuổi này, ta cần nghỉ ngơi ít nhất 8 tiếng/ngày. Đặc biệt, khoảng thời gian từ 22h-3h sáng mỗi ngày là lúc hormone tăng trưởng tiết ra nhiều nhất.
♦ Ngủ muộn và dậy sớm có thể ảnh hưởng không tốt đến quá trình tăng trưởng chiều cao và phát triển trí tuệ. Ngủ không đủ giấc trong một thời gian dài có thể cản trở sự phát triển, gây ra các vấn đề sức khỏe khác, làm giảm khả năng tập trung, học hỏi và tham gia các hoạt động trong cuộc sống của trẻ.
4. Các yếu tố khác:
♦ Những yếu tố khác như môi trường sống, bệnh mạn tính và bệnh bẩm sinh, chế độ sinh hoạt,... chiếm khoảng 9% mức độ ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ.
5. Thừa cân, béo phì:
♦ Trẻ thừa cân, béo phì thường cao lớn hơn so với tuổi nhưng khi đến tuổi dậy thì, chiều cao ngừng phát triển và trẻ có xu hướng thấp hơn so với bạn bè. Cùng lúc đó tâm lý tuổi mới lớn sợ béo muốn giảm cân nhanh nên ăn uống kiêng kem, thiếu chất cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến thể lực và chiều cao sau này.
► Như vậy, để trẻ phát triển khỏe mạnh và cao lớn, bạn phải nắm bắt được các thời điểm phát triển của bé để có chế độ dinh dưỡng cho phù hợp. Có ba giai đoạn cơ thể tăng trưởng rất nhanh về chiều cao đó là thời kỳ bào thai, giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuổi và giai đoạn dậy thì. Chính yếu tố dinh dưỡng kết hợp với môi trường và lối sống đã đưa đến sự cải thiện về chiều cao chứ không phải yếu tố di truyền.
⇒ Vì vậy, những ông bố bà mẹ với chiều cao khiêm tốn cũng không cần quá lo lắng cho chiều cao của con trẻ sau này. Chỉ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, thường xuyên rèn luyện thể thao, tạo cho bé môi trường sống thoải mái, thì con vẫn có thể đạt được chiều cao lý tưởng.