1. Viêm AMIDAN là gì?
♦ Viêm Amidan là một bệnh phổi biến có thể bắt gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Mặc dù bệnh này không phải là bệnh ác tính nhưng nếu bị đi bị lại nhiều lần sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, đồng thời có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị dứt điểm. Vậy bạn đã hiểu hết về viêm amidan và trường hợp nào nên cắt viêm Amidan hay chưa? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp cho thắc mắc này.
♦ Viêm Amidan thuộc nhóm bệnh lý đường Tai - Mũi - Họng và hay gặp ở lứa tuổi trẻ em, người trưởng thành sẽ ít bị hơn. Viêm Amidan rất dễ bị mắc lại nhiều lần và để lại nhiều biến chứng như viêm nhiễm toàn bộ vùng họng, ngưng thở khi đang ngủ, viêm xoang, viêm khớp, viêm màng tim, viêm cầu thận,...
♦ Amidan gồm các tổ chức bạch huyết (lympho), có nhiệm vụ chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn để bảo vệ cơ thể. Bên cạnh đó Amidan cũng là nhà máy sản xuất ra kháng thể có tên gọi là IgG đóng vai trò là một hàng rào vùng miệng - họng, rất quan trọng trong hệ miễn dịch. Kháng thể này thường phát huy tác dụng mạnh trong độ tuổi từ 4 - 10. Sau này khi chúng ta càng lớn, đến tuổi dậy thì sẽ thấy Amidan giảm dần mức độ miễn dịch, không còn hoạt động mạnh như trước nữa.
2. Các dấu hiệu khi bị viêm Amidan
Những triệu chứng sau đây có thể đang báo hiệu cho sự hiện diện của viêm Amidan bệnh nhân cần hết sức lưu ý:
♦ Họng khô, ngứa, hơi thở có mùi hôi và cảm thấy như cổ họng có dị vật: là do Amidan tích tụ những vi khuẩn và dịch mủ.
♦ Phì đại Amidan: thường thấy ở trẻ em với các biểu hiện như: ăn uống khó khăn, nói không rõ ràng, ngáy khi ngủ, hệ hô hấp kém thông thoáng, ngưng thở khi ngủ. Trường hợp Amidan bị phì đại quá mức có thể gây nên chứng rối loạn hơi thở, nuốt và nói.
♦ Xuất huyết Amidan, tại hốc miệng thấy xuất hiện các chấm mủ màu vàng hoặc trắng.
♦ Hạch bạch huyết hiện diện trong cổ họng, sau thành họng, có thể bị sưng to và đau, có màu đỏ, gia tăng đáng kể lượng tế bào bạch huyết.
♦ Ngoài ra có những phản ứng phụ như: trong những đợt viêm Amidan cấp bệnh nhân bị: nuốt khó, sốt cao, viêm tai, amidan sưng đau, mệt mỏi, đau đầu, chán ăn,...
3. Viêm Amidan có thể gây nên những biến chứng nào?
Mặc dù là một bệnh lý lành tính nhưng nếu tái phát nhiều lần thì viêm Amidan sẽ biến chứng thành những bệnh lý như sau:
♦ Viêm tấy tạo ổ áp xe quanh Amidan: viêm Amidan quá mức xảy ra thường xuyên sẽ tạo ra áp xe xung quanh Amidan, khiến bệnh nhân bị khó nuốt gây chảy nước dãi, đau họng, nói khó ra tiếng, sốt cao, đau đầu, hơi thở có mùi, há miệng hạn chế.
♦ Viêm khớp: viêm Amidan còn khiến vị trí các ngón tay, khớp cổ tay, ngón chân, khớp đầu gối có triệu chứng sưng tấy, đau, nóng đỏ, thậm chí toàn thân uể oải, mệt mỏi. Sau biến chứng về viêm khớp sẽ gây ra bệnh lý màng tim.
♦ Rối loạn nhịp thở khi ngủ: Amidan phì đại thường dẫn tới biến chứng này, nếu kèm theo cả viêm VA sẽ có biểu hiện là ngủ ngáy, hoặc ngưng thở khi đang ngủ, thậm chí dẫn tới thiếu oxy và ngủ không ngon.
♦ Viêm cầu thận: xuất hiện sau khi bị viêm Amidan có thể tiến triển thành viêm cầu thận cấp. Các triệu chứng bao gồm phù mặt, phù chân, đặc biệt hay xuất hiện ngay khi vừa thức giấc.
♦ Các biến chứng khác: liên cầu khuẩn tiết ra nhiều độc tố khiến người bệnh bị đau họng, nổi hạch, phát ban, sốt cao, nhức đầu, nôn mửa, Amidan sưng tấy, lưỡi đỏ, họng đỏ và tim đập nhanh. Có những trường hợp bệnh nhân bị biến chứng như viêm cơ tim, viêm ngoài màng tim cấp, viêm mũi xoang, viêm tai giữa, viêm nội tâm mạc,...
4.cách chữa viêm amidan tại nhà
4.1 Uống nhiều nước ấm
♦ Không chỉ nước lọc ấm mà các loại chất lỏng khác như súp, trà, nước dùng, canh,... có nhiệt độ thích hợp sẽ làm dịu cơn đau rát họng do viêm amidan. Hơn nữa, 1 số loại trà chứa thành phần thảo dược rất có lợi với người bị viêm amidan như mật ong, trà chứa pectin hay glycerine.
♦ Do vậy hãy thường xuyên uống nước ấm và các loại trà ấm, giúp tạo lớp màng nhầy bảo vệ amidan cũng như miệng và cổ họng.
4.2 Súc miệng với nước muối
♦ Súc miệng họng với nước muối là phương pháp điều trị viêm amidan rất đơn giản nhưng hiệu quả, nước muối có tác dụng sát khuẩn, làm sạch và kháng viêm tốt. Sử dụng nước muối súc miệng thường xuyên khi bị viêm amidan sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn, bệnh cũng nhanh khỏi hơn.
♦ Dù rất tốt nhưng cần lưu ý khi cho trẻ nhỏ súc miệng bằng nước muối, hãy hướng dẫn trẻ ngậm trong miệng thay vì nuốt chất lỏng xuống họng.
4.3 Tránh ăn thức ăn cứng
♦ Với những bệnh nhân bị viêm amidan hay viêm amidan, nên tránh xa những thực phẩm cứng hoặc thô ráp vì có thể khiến tổn thương ở amidan trở nên nghiêm trọng hơn. Những thực phẩm cứng bạn nên tránh khi mắc bệnh bao gồm: bánh quy, táo, khoai tây chiên, bánh mì nướng, ngũ cốc khô, cà rốt sống,...
♦ Các loại hạt khi ăn vào cũng dễ gây kích ứng amidan gây ngứa và khó chịu cần tránh như: hạt điều, hạt hướng dương, hạt lạc,...
4.4 Tăng độ ẩm không khí
♦ Không khí khô sẽ khiến tình trạng đau ngứa ở họng và amidan trở nên nghiêm trọng hơn, triệu chứng bệnh kéo dài gây nhiều khó chịu. Để làm giảm cảm giác này, đặc biệt trong những ngày độ ẩm không khí thấp hãy sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương trong nhà.
♦ Nếu không có máy tạo độ ẩm, hít hơi nước ấm từ vòi hoa sen hoặc bồn tắm nóng cũng là giải pháp tốt giúp bạn thấy dễ chịu hơn.
4.5 Hạn chế nói chuyện
♦ Tình trạng sưng viêm amidan khiến bạn bị đau khi nói, thay đổi giọng nói hoặc thậm chí mất giọng. Điều này khiến nhiều bệnh nhân phải cố gắng nói với âm lượng lớn hơn và nói nhiều hơn, lại gây kích thích niêm mạc họng nhiều hơn.
♦ Vì vậy khi bị viêm amidan, hãy hạn chế nói nhiều, nói với âm lượng lớn. Thay vào đó nên nghỉ ngơi nhiều hơn để cơ thể nói chung và vùng họng amidan nói riêng được nghỉ ngơi, chống lại vi khuẩn và virus hiệu quả. Bên cạnh đó, nên hạn chế tiếp xúc với người bị viêm họng, viêm đường hô hấp để tránh nhiễm trùng hoặc lây nhiễm virus gây bệnh nặng hơn.
4.6 Tránh thức ăn cứng
♦ Ăn đồ ăn, thực phẩm cứng như bánh quy giòn, khoai tây chiên, ngũ cốc khô,… có thể gây khó chịu, kích ứng, làm xước cổ họng và kích thích hơn nữa các dấu hiệu viêm amidan.
4.7 Nghỉ ngơi đầy đủ
♦ Viêm amidan đa phần không quá nặng, người bệnh vẫn có thể đi học, đi làm, nhưng phải chú ý nghỉ ngơi hợp lý và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, sẽ giúp cơ thể có khả năng chống lại nhiễm trùng, vi khuẩn, virus tốt hơn, mau hồi phục hơn.
♦ Nếu các triệu chứng trở nặng, đau họng kèm nuốt vướng, sốt cao, sốt dai dẳng nhiều ngày, khó thở, người bệnh nên nghỉ ngơi tại nhà và đến các cơ sở y tế thăm khám để được điều trị kịp thời.
4.8 Tránh các chất kích thích
♦ Người bệnh viêm amidan cần tránh các chất kích thích như rượu, bia, cà phê và các thực phẩm có tính chua, cay, nóng trong thời gian bị bệnh.
5. Người bệnh viêm amidan cần lưu ý gì?
♦ Viêm amidan là bệnh phổ biến và không nguy hiểm. Viêm amidan thường do virus gây ra và có thể tự khỏi trong vòng 5-7 ngày nếu người bệnh nghỉ ngơi và tuân thủ điều trị kết hợp áp dụng các cách hỗ trợ điều trị viêm amidan tại nhà hợp lý.
♦ Dù đang điều trị bằng thuốc hay không, việc uống nhiều nước ấm, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp người bệnh nhanh khỏi hơn.
♦ Trường hợp viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần, amidan sưng to gây tắc nghẽn đường thở, ngủ ngáy,… bác sĩ có thể chỉ định cắt amidan. Người bệnh được điều trị ổn định tình trạng viêm cấp tính, sau đó mới tiến hành phẫu thuật.
♦ Cắt amidan là phẫu thuật an toàn cho cả trẻ em, người lớn nếu bệnh nhân lựa chọn các cơ y tế uy tín và được tư vấn đầy đủ trước khi tiến hành phẫu thuật. Sau phẫu thuật, việc tuân thủ lối sống khoa học, tăng cường đề kháng, tiêm phòng đầy đủ, tránh các chất kích thích (rượu, bia,…) vẫn là điều cần thiết.