BỊ LẸO MẮT NÊN LÀM GÌ ?

Hotline CSKH

0963620499

02822439499

Giỏ hàng 0
BỊ LẸO MẮT NÊN LÀM GÌ ?
 12/05/2024 11:45 AM

    1. Lẹo mắt là gì ?

    ► Lẹo mắt là tình trạng sưng bờ mi mắt cấp tính, có thể ở bên ngoài hoặc trong mí mắt. Lẹo mắt do nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng gây ra dẫn đến sưng đỏ, đau nhức…

    ► Lẹo mắt trong giống như cục u hoặc mụn mủ ở rìa mí mắt. Quan sát bằng mắt thường lẹo mắt dễ bị nhầm lẫn với chắp mắt.

    •  Lẹo ngoài: mọc lẹo ở bờ của lông mi.

    • Lẹo trong: mọc lẹo ở một trong các tuyến dầu nhỏ ở trong mí mắt.

    Lẹo mắt gồm có lẹo bên trong và lẹo bên ngoài mí mắt

    2. Nguyên nhân gây ra lẹo mắt

    2.1 Đeo kính áp tròng: 

    ♦ Trong lúc đeo và tháo kính nếu tay không vệ sinh sạch dễ lây nhiễm vi khuẩn từ tay gây nhiễm trùng mi mắt xuất hiện mụt lẹo.

    2.2 Vệ sinh kém: 

    ♦ Vệ sinh kém là nguyên nhân bị lẹo mắt phổ biến. Thói quen dụi mắt dễ làm vi khuẩn tiếp xúc với mắt. Ít rửa mặt, vệ sinh mắt tạo cơ hội cho vi khuẩn gây bệnh lẹo mắt.

    • Trang điểm mắt cũ hoặc bị bẩn: dụng cụ trang điểm mắt để lâu không được vệ sinh có thể dính bụi, vi khuẩn. Khi trang điểm là chất xúc tác để bụi và vi khuẩn tiếp xúc với mắt gây sưng, nhiễm khuẩn hình thành lẹo.

    • Viêm bờ mi, viêm hoặc nhiễm trùng mí mắt: tình trạng viêm bờ mi cấp tính hoặc mạn tính. Viêm bờ mi có thể gây sưng, nổi mụn mủ dưới mí mắt.

    • Bệnh hồng ban, viêm da tiết bã hoặc bệnh tiểu đường.

    • Dùng chung khăn mặt với người bị lẹo mắt.

    • Ăn nhiều đồ cay nóng.

    • Cơ thể bị thiếu nước hay stress quá mức.

    Vì sao lẹo mắt lại tái phát dù chăm sóc mắt tốt?

    3. Triệu chứng của lẹo mắt

    •  Có vết sưng đỏ giống mụn dọc mí mắt.

    •  Giữa vết sưng xuất hiện các đốm nhỏ màu vàng.

    •  Cảm thấy cồm cộm phía trong mắt.

    •  Bị nhạy cảm trước ánh sáng.

    •  Có ghen ở dọc mí mắt hoặc chảy nước mắt.

    • Có nốt sần cứng, không đau ở mi mắt.

    4. Cách điều trị lẹo mắt

    •  Để tốc độ lành bệnh trở nên nhanh chóng, trong giai đoạn sớm của lẹo mắt, bệnh nhân có thể chườm khăn ấm lên lẹo từ 10-15 phút, 3-5 lần mỗi ngày.

    •  Rửa mắt bằng nước muối sinh lý (loại dùng cho mắt) đều đặn hàng ngày.

    •  Trong khoảng thời gian bị lẹo mắt, bạn không được dùng tay chà sát vào lẹo vì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập sâu, từ đó khiến mắt có thể bị tổn thương nghiêm trọng hơn.

    •  Trong trường hợp lẹo mắt to và không hết sau 1 tuần, gây khó nhìn, tiết nhiều nước mắt, đau và khó chịu, người bệnh cần đến thăm khám bác sĩ để được điều trị. 

    Một số loại thuốc nhỏ mắt trị lẹo và cách xử lý tại nhà

    5. Cách phòng ngừa lẹo mắt

    •  Không được dùng tay đưa lên mắt để chà, dụi mắt bởi vi khuẩn từ tay sẽ xâm nhập và gây nên nhiễm trùng mắt.

    •  Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hay các dung dịch sát khuẩn nhanh, đặc biệt là trước khi chạm tay lên mắt hay trang điểm mắt.

    •  Sử dụng các loại mỹ phẩm trang điểm đảm bảo chất lượng và dụng cụ trang điểm hợp vệ sinh.

    •  Không dùng chung khăn mặt, cọ trang điểm, mỹ phẩm, kính râm,... với người khác. Đặc biệt không nên dùng các vật dụng cá nhân với những người đang bị lẹo mắt hay đã từng bị lẹo.

    •  Luôn bảo vệ mắt trước tia cực tím từ ánh sáng mặt trời, ô nhiễm, bụi bẩn,... bằng cách đeo kính mát hoặc các loại kính bảo hộ.

    •  Không được tự ý nặn mụn tại lẹo mắt.

    •  Nên ngưng sử dụng kính áp tròng cho đến khi lẹo mắt khỏi hoàn toàn.

    Lẹo mắt: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị - Bệnh viện Quốc Tế Dolife

     

    Danh mục bài viết

    Bài viết nổi bật