HP DẠ DÀY LÀ GÌ? LÀM SAO ĐỂ NHẬN BIẾT?

Hotline CSKH

0963620499

02822439499

Giỏ hàng 0
HP DẠ DÀY LÀ GÌ? LÀM SAO ĐỂ NHẬN BIẾT?
 22/09/2024 04:28 PM

    ► Vi khuẩn HP có tên đầy đủ là helicobacter pylori là một loại vi khuẩn có trong dạ dày người. Để có thể tồn tại và phát triển , vi khuẩn HP phải tiết ra một loại enzyme có tên Urease để trung hòa với độ acid trong dạ dày.Viêm loét dạ dày ở trẻ em do vi khuẩn HP

    Khi nhiễm vi khuẩn HP, chúng có thể sống cộng sinh trong dạ dày mà không gây hại gì nhưng cũng có thể tấn công làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây loét dạ dày, tá tràng,... thậm chí, vi khuẩn HP còn được cho là tác nhân hàng đầu gây ung thư dạ dày.

    1. Biểu hiện nhiễm khuẩn HP dạ dày?

    ♦ Ban đầu, khi ở giai đoạn bệnh nhẹ, biểu  hiện nhiễm khuẩn HP dạ dày sẽ tồn tại một số triệu chứng: Đau bụng, đau vùng thượng vị, đầy hơi, khó tiêu, phân rối loạn, và cùng một số dấu hiệu bất thường khác liên quan đến đường tiêu hóa.

    Vi khuẩn HP: Mối lo nguy hiểm cho dạ dày | VTV.VN

    ♦ Khi ở giai đoạn bệnh nặng ( hơn), nhiễm khuẩn HP dạ dày có dấu hiệu: phân có máu, khó thở, nôn ra máu, đau bụng dữ dội, màu da nhợt nhạt do thiếu máu cấp tính vì chảy máu,... Nếu trong trường hợp này, bạn cần đến ngay cơ sở y tế uy tín gần nhất để được thăm khám về tình trạng bệnh kịp thời.

    2. Vi khuẩn HP dạ dày lây nhiễm qua con đường nào?

    ♦ Đường lây truyền chủ yếu của vi khuẩn HP là đường miệng - miệng: Người lành có thể nhiễm HP khi tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch tiết tiêu hóa của người bệnh do dùng chung bát đũa, bàn chải đánh răng;  nhai mớm thức ăn cho trẻ , trò chuyện..

    Vi khuẩn HP lây nhiễm như thế nào?.

    ♦ Đường phân - miệng: Vi khuẩn HP đào thải qua phân và là nguồn lây lan sang cộng đồng, do thói quen sinh hoạt ăn đồ sống nên có thể bị nhiễm vi khuẩn.

    ♦ Trong quá trình thăm khám tại các cơ sở y tế: Có thể bị lây nhiễm do khám chung các thiết bị y tế như nội soi dạ dày, soi tai mũi họng, dụng cụ nha khoa,... Nên việc vệ sinh tiệt trùng các thiết bị y tế sau mỗi lần sử dụng cho các đối tượng khác nhau là cần thiết để tránh lây nhiễm vi khuẩn HP.

    Liệu vi khuẩn Hp có lây nhiễm trong quá trình điều trị không?

    3. Đối tượng có nguy cơ nhiễm khuẩn HP:

    ♦ Tỷ lệ nguy cơ lây nhiễm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: tuổi tác, thói quen sinh hoạt,... Dưới đây là một số đối tượng dễ bị mắc vi khuẩn HP dạ dày:

    ♦ Người cao tuổi có sức đề kháng yếu.

    ♦ Trẻ em vô tình bị lây bệnh khi người lớn hôn môi, mớm cơm.

    Bàng hoàng con 2 tuổi đã nhiễm vi khuẩn H.P, nguy cơ ung thư - Báo Quảng  Ninh điện tử

    ♦ Người thân trong gia đình bị nhiễm khuẩn HP.

    ♦ Người sống ở nơi bị ô nhiễm, điều kiện vệ sinh kém.

    Tìm hiểu về vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày!

    ♦ Người có chế độ ăn uống không hợp lí.

    ♦ Những người có thói quen ăn đồ tái, sống, không được nấu chín kỹ.

    ♦ Người thường xuyên ăn uống tại hàng quán vỉa hè, sử dụng các thực phẩm không rõ nguồn gốc.

    Những quán ăn vỉa hè - nét văn hóa đặc trưng của Hà Nội

    ♦ Người có thói quen hút thuốc lá, tiêu thụ cồn, dùng thuốc chống viêm không steroid ( NSAIDs) có thể tác động đến niêm mạc dạ dày và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn HP gây viêm nhiễm.

     Khi có các triệu chứng nghi ngờ nhiễm HP, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định làm một trong các xét nghiệm sau:

    ► Test hơi thở: Test này sẽ có lượng carbon dioxide được giải phóng vào trong hơi thở. Khi nồng độ chất này trong hơi thở cao có nghĩa là bạn đang bị nhiễm vi khuẩn H.pylori. 

    Nguyên tắc hoạt động của kỹ thuật thử HP bằng hơi thở

    ► Xét nghiệm phân: Xét nghiệm phân để tìm bằng chứng của sự hiện diện của vi khuẩn H.pylori trong phân.

    ► Nội soi dạ dày: Đây là một xét nghiệm có nồng độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Một ống mềm sẽ được đưa vào bên trong để khảo sát niêm mạc dạ dày và tá tràng.

    ► Xét nghiệm máu: giúp xác định sự có mặt của kháng thể chống lại vi khuẩn HP. Kháng thể trong máu cho biết vi khuẩn HP có tồn tại trong dạ dày và đường ruột hay không.

    Xét nghiệm máu bao nhiêu tiền và nên thực hiện ở đâu?

    Lưu ý:

    ► Nhiễm khuẩn HP không thể tự khỏi mà phải được điều trị theo phác đồ của bác sĩ và phù hợp với thể trạng của từng người và cần thời gian kiên trì điều trị. Để tránh bị nhiễm khuẩn HP và phòng ngừa khả năng nhiễm khuẩn HP , cách tốt nhất là phải khám sức khỏe định kỳ. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào không bình thường dạ dày hay đường tiêu hóa thì cần khám ngay và tiến hành test vi khuẩn HP. Thông qua đó có thể phát triển sớm khả năng lây nhiễm và có giải pháp điều trị ngay từ sớm.

    Danh mục bài viết

    Bài viết nổi bật