BỆNH TAY - CHÂN - MIỆNG Ở TRẺ

Hotline CSKH

0963620499

02822439499

Giỏ hàng 0
BỆNH TAY - CHÂN - MIỆNG Ở TRẺ
 31/05/2024 12:25 PM

    ► Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người có thể phát triển thành dịch tay chân miệng do virus đường ruột gây ra. Bệnh biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước tập trung ở niêm mạc miệng, lòng bàn tay, bàn chân, mông, gối.

    ► Bệnh tay chân miệng lây chủ yếu theo đường tiêu hoá từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Do vậy, các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, dễ phát thành các ổ dịch. bệnh truyền nhiễm bệnh tay chân miệng

    1.Biểu hiện của trẻ khi mất bệnh tay chân miệng.

    ♦ Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng phổ biến nhất là trẻ dưới 10 tuổi. Ở Việt Nam, bệnh tay chân miệng có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong năm. Trong đó, thời điểm từ tháng 3 - 5 và tháng 9 - 12 số ca trẻ em nhiễm tay chân miệng có xu hướng tăng rõ rệt.

    ♦ Trong 1 - 2 ngày đầu nhiễm bệnh tay chân miệng trẻ em sẽ xuất hiện những nốt ban hồng có đường kính khoảng vài mm, nổi trên bề mặt da. Sau đó, các nốt ban này sẽ trở thành bóng nước.

    ♦ Loét miệng và tay, chân: Niêm mạc miệng xuất hiện các vết loét ở nướu, bên trong má, lưỡi,… Những vết loét này thường rất đỏ, sưng và gây đau khiến trẻ quấy khóc, khó chịu, mất ngủ, việc ăn uống và nói chuyện trở nên khó khăn hơn. 

    ♦ Ngoài miệng, trẻ cũng có thể phát triển các vết loét tương tự trên tay và chân. Những vết loét này thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và ngón tay, đôi khi còn xuất hiện ở mông hoặc vùng bẹn. Vết loét có thể gây đau và làm cho việc đi, vận động hay sinh hoạt của trẻ gặp trở ngại. 

    ♦ Trẻ em bị bệnh tay chân miệng thường có sốt, thường là sốt từ 38 - 39 C. Đi kèm có thể là các triệu chứng ho, đau họng, mệt mỏi,…

    ♦ Một số trẻ có thể có triệu chứng buồn nôn hoặc nôn mửa, đặc biệt khi vết loét xuất hiện trong miệng và gây đau. Đồng thời, trẻ em thường không muốn ăn do đau khi nhai và nuốt thức ăn.

    Tay chân miệng ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

    2. Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ 

    ⇒ Tác nhân dẫn đến bệnh tay chân miệng do nhóm virus đường ruột Enterovirus. Virus Enterovirus type 71 (EV71) và Virus Coxsackievirus (nhóm A16) là nguồn cơn chủ yếu gây bệnh. 

    ♦ Khi virus xâm nhập vào cơ thể người, chúng bắt đầu nhân lên và gây nhiễm trùng niêm mạc miệng, má, lợi, lưỡi hoặc ở da lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông,... Những vùng này sẽ xuất hiện các bọng nước nhỏ có đường kính 2 - 10mm. Nếu tình trạng bệnh nhẹ, sau 7 - 10 ngày chăm sóc tại nhà, trẻ sẽ hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

    Bệnh tay chân miệng ở trẻ em nên kiêng gì?

    ► Virus gây bệnh tay chân miệng có thể lây lan qua các con đường sau: 

    • Tiếp xúc trực tiếp: Người nhiễm bệnh có thể truyền virus cho trẻ thông qua tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn nước bọt, dịch mủ từ các vết loét trong miệng, vùng đau đỏ trên da tay và chân,… 

    • Tiếp xúc gián tiếp: Trẻ nhỏ sau khi chạm các vật dụng, đồ chơi, bề mặt bị nhiễm virus từ người nhiễm bệnh sau đó đưa tay lên miệng, mắt hoặc các vùng da dễ bị tổn thương sẽ có thể tạo điều kiện cho virus xâm nhập vào cơ thể. Hoặc trẻ cũng có thể bị lây qua bàn tay người chăm sóc trẻ.

    • Lây qua không khí: Virus cũng có thể lây truyền qua việc hít thở các giọt nước bọt hoặc hạt bụi chứa virus trong không khí. Tuy nhiên, đây không phải là con đường chính trong việc lây truyền bệnh.

    3.Cách điều trị bệnh tay chân miệng

    ♦ Cách ly trẻ mắc bệnh: Khi phát hiện trẻ bị tay chân mẹ nên thông báo với trường học và cho trẻ tạm thời không đến trường trong khoảng 10 – 14 ngày. Đồng thời, trẻ cần phải cách ly với các trẻ khác và người thân trong nhà. Khi chăm trẻ, bố mẹ cần đeo khẩu trang và sát khuẩn thường xuyên.

    ♦ Thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, phù hợp:  trẻ bị tay chân miệng thường có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, đau và khó chịu khi nuốt. Do đó, bố mẹ nên lựa chọn cho trẻ những món ăn mềm, dễ nuốt và dễ tiêu. Bố mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày ra thành nhiều bữa ăn nhỏ để trẻ ăn đủ no và đủ chất, không ép buộc trẻ ăn, tạo ác cảm cho trẻ. Bên cạnh đó, mẹ nên tránh cho trẻ ngậm vú nhựa hoặc các dụng cụ sắc bén vì chúng có thể gây tổn thương trẻ, khiến bệnh dai dẳng, khó hết. Thức ăn quá nóng, hoặc chua cay sẽ khiến trẻ cảm thấy đau, rát và khó chịu hơn nên bố mẹ cũng lưu ý không nên cho trẻ ăn những món ăn này. Trẻ bị tay chân miệng cần bổ sung đủ nước, ăn đủ chất và không nên kiêng cử quá nhiều.

    ♦ Giữ vệ sinh: Để bệnh nhanh khỏi, việc giữ vệ sinh cá nhân, môi trường sống và các vật dụng sinh hoạt của trẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bố mẹ nên tắm cho trẻ bằng nước ấm trong phòng kín gió với xà phòng sát khuẩn. Xử lý phân, rác thải và vệ sinh đồ dùng cá nhân của trẻ đúng cách.

    Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ: Trẻ sốt cao kèm theo các biểu hiện mệt mỏi, khó chịu khiến nhiều bố mẹ cảm thấy lo lắng nhưng bố mẹ lưu ý tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng thuốc hoặc kết hợp các loại thuốc cho trẻ uống khi không có sự đồng ý của bác sĩ. Tùy thuộc vào độ tuổi, cân nặng, mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc kê toa với liều lượng phù hợp nhất, an toàn cho trẻ.

    Trẻ bị tay chân miệng có tắm được không? | Lifebuoy VN

    4. Cách phương pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng

    ♦ Các phương pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng chủ yếu tập trung ngăn chặn sự lây lan qua đường tiêu hóa và sự tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây. Một số biện pháp phòng ngừa được các chuyên gia khuyên cáo gồm:

    ♦ Thực hiện các biện pháp hạn chế tiếp xúc khi có dịch bệnh: đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay với dung dịch sát khuẩn ( nhất là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn), tránh đến những nơi đông người hoặc đang có dịch bệnh, hạn chế tiếp xúc với những người có dấu hiệu hoặc nguy cơ nhiễm bệnh cao.

    ♦ Thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp, khử khuẩn môi trường sống, đồ dùng cá nhân, khu vui chơi của trẻ.

    ♦ Hạn chế cho trẻ ra ngoài, tiếp xúc với người khác để ngăn ngừa bệnh lây lan.

    ♦ Theo dõi chặt chẽ các biểu hiện của trẻ nhằm phát hiện sớm các bất thường và đưa trẻ đến bệnh viện sớm, từ đó có phương pháp hỗ trợ đúng cách và kịp thời.

    Bệnh tay chân miệng ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị - YouMed

    Danh mục bài viết

    Bài viết nổi bật