THOÁI HÓA ĐỐT SỐNG CỔ

Hotline CSKH

0963620499

02822439499

Giỏ hàng 0
THOÁI HÓA ĐỐT SỐNG CỔ
 27/08/2024 09:22 AM

    ► Thoái hóa cột sống cổ là một bệnh lý mạn tính phổ biến, xảy ra do quá trình thoái hóa tự nhiên của sụn, đĩa đệm, dây chằng và xương trong cột sống cổ. Bệnh này thường bắt đầu từ độ tuổi 30 và có thể ảnh hưởng đến gần 90% người ở tuổi 60. Các triệu chứng bao gồm đau cổ khi vận động, cứng khớp và các vấn đề khác. Cùng Khỏe Đẹp Carita tìm hiểu nhé!!!

    đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ là gì?

    1. Nguyên nhân của thoái hóa đốt sống cổ:

    ♦ Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là tập hợp các sự biến đổi hình thái tại các tổ chức liên quan đến cột sống cổ như vôi hóa, loãng xương, dãn dây chằng, mọc gai xương, sụn khớp bị bào mòn, đĩa đệm mất nước và hư hại .....

    Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ

    ♦ Thoái hóa cột sống cổ gây đau cột sống, cứng cổ, có tyheer xuất hiện các trạng thái tê yếu tay do chèn ép các dây thần kinh ngoại biên. Đây  là tình trạng viêm dày và lắng tụ Canxi ở các dây chằng dọc ống sống gây hẹp các lỗ chui ra của các rễ thần kinh gây đau mỏi, tê, lâu dần gây yếu liệt các nơi mà rễ thần kinh này chi phối 

    ♦ Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ chính là hoạt động sai tư thế. Làm việc kéo dài ở một tư thế, ít vận động.

    Tư thế ngồi làm việc đúng tăng hiệu suất, giảm đau lưng

    ♦ Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ còn có thể là do chế độ dinh dưỡng (  ăn uống thiếu chất, sụt giảm hàm lượng canxi, vitamin, magie ...) hoặc thói quen sinh hoạt ( cúi hoặc ngửa cổ quá nhiều, mang vác vật nặng trên vai hoặc cổ khi làm việc, kê gối quá cao khi ngủ, lạm dụng bia rượu, thuốc lá).

    Những lý do dẫn đến thoái hoá khớp và cột sống khiến bạn phải giật mình

    ♦ Trường hợp thoái hóa cột sống cổ thường không có biểu hiện gì đặc biệt trong một thời gian dài ban đầu.  Khi các triệu chứng xuất hiện các biểu hiện thường thấy xuất hiện nhất đó là người bệnh có cảm giác đau, mỏi, nhức khó vận động vùng cổ.

    2. Những triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ như sau:

    2.1 Đau cột sống cổ cấp tính:

    ♦ Các cơn đau vai gáy diễn ra bất ngờ và đột ngột khi người bệnh làm việc nặng, ho, hắt hơi mạnh ... Cơn đâu do thoái hóa cột sống cổ đjăc trưng với hiện tượng buốt nhói như kim châm, khi xoay chuyển, cổ phát ra tiếng kêu " răng rắc", " khục'' và kèm theo tình trạng cứng cổ.

    Tổng hợp nguyên nhân đau cổ mạn tính và đau cổ dữ dội 2021

    2.2 Đau cột sống cổ mãn tính:

    ♦ Các cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ diễn ra âm ỉ và liên tục mà không rõ lí do. Từ thời điểm đau cột sống cổ cấp tính cho đến mãn tính mất một thời gian khá lâu, khoảng vài năm.

    2.3 Hạn chế vận động:

    ♦ Nếu tầm vận động cổ ( bao gồm cúi, ngửa gập cổ trái phải, xoay cổ trái phải) nhỏ hơn 45 độ kèm theo các triệu chứng cứng cổ, đau cổ thì nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống cổ của bạn là rất cao.

    Căng cơ ở cổ và 5 nguyên nhân thường gặp nhất | ACC

     2.4 Chèn ép rễ thần kinh:

    ♦ Khi rễ thần kinh cổ bị chèn ép, cơn đau có thể lan xuống vai gáy, cánh tay và chẩm đầu.

    2.5 Tổn thương rễ thần kinh:

    ♦ Xảy ra ở giai đoạn muộn của thoái hóa đốt sống cổ với những triệu chứng đặc trưng như mất phản xạ dựng lông, mất cảm giác chi trên, rối loạn dinh dưỡng da, giảm tiết mồ hôi , không phân biệt được nóng lạnh ... thậm chí là teo cơ.

    2.6 Biến dạng cột sống:

    ♦ Bệnh nhân bị mất đường công sinh lý cổ, sái cổ, vẹo cổ, mất ưỡn, không xoay chuyển được cổ và đầu.

    2.7 Triệu chứng bệnh thoái hóa đốt sống cổ khác:

    ♦ Mất ngủ, gầy rộc, xanh xao, nhức đầu, suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, ăn không ngon, khả năng sinh dục giảm, đại tiểu tiện cũng khó khăn hơn.

    3. Các yếu tố nguy cơ của bệnh thoái hóa cột sống cổ bao gồm: 

    ♦ Những làm việc ở tư thế cúi, cử động nhiều ở vùng đầu cổ, cường độ lao động cao ( làm suốt ngày không nghỉ ) và thâm niên lao động.

    ♦ Bệnh thường gặp nhất đối với những người làm việc trong văn phòng. Nhân viên văn phòng là một trong những đối tượng có khả năng mắc chứng bệnh này cao nhất do thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động, ít thời gian nghĩ ngơi.. 

    ♦ Chấn thương cổ trước đây xuất hiện làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

    ♦ Yếu tố di truyền: Những người có người thân từng mắc căn bệnh này cũng có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn những người trong gia đình không có người bị bệnh. 

    ♦ Hút thuốc: hút thuốc có liên quan đến tăng đau cổ

    4. Cách phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ:

    4.1 Luyện tập:

    Luyện tập không chỉ hỗ trợ điều trị mà còn giúp những người chưa bị bệnh đẩy lùi được nguy cơ thoái hóa. Bạn có thể xoay cổ nhẹ nhàng hoặc tập các bài luyện tập cổ  trên youtube.

    Các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống cổ mà bạn nên biết- PHCN Hữu  Nhân

    4.2 Chế độ ăn uống:

    Để phòng tránh thoái hóa đốt sống cổ và tăng cường sức khỏe cho các đốt sống vùng cổ, hãy bổ sung nhiều thực phẩm chứa canxi, vitamin, protein, glucosamine… vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.

    Chế độ ăn uống dinh dưỡng cho người bệnh thoái hóa đốt sống cổ- PHCN Hữu  Nhân

    4.3 Thói quen sinh hoạt:

    Để phòng tránh thoái hóa đốt sống cổ cần luôn luôn giữ cổ ở vị trí thẳng đứng khi làm việc, tránh cúi, gập cổ. Chọn gối có độ cao phù hợp khi ngủ, nghe điện thoại đúng cách…

    4.4 Khám định kỳ:

    Thoái hóa đốt sống cổ có thể ghé thăm ngay cả khi bạn cảm thấy mình rất khỏe mạnh. Việc khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp chúng ta phát hiện bệnh sớm và có hướng điều trị phù hợp nhất.

    5. Một số lưu ý:

    ♦ Thay đổi tư thế làm việc khi ngồi làm việc trước màn vi tính, hoặc ngồi xem ti vi kéo dài.
    ♦ Không nên vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi, bởi tất cả các động tác này sẽ làm tăng thoái hóa đốt sống cổ.

    ♦ Không nên đội vật nặng trên đầu.
    ♦ Không nên ngồi cúi hoặc gập cổ quá lâu (xem tivi, đọc sách, báo); ngồi tàu xe đường dài cần có phần tựa đầu và tựa lưng.
    ♦ Khi luyện tập thể dục nhẹ nhàng và xoa bóp cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
    ♦ Khi thấy đau đầu, cổ, gáy lan xuống cánh tay, liệt yếu tứ chi, không nên đi bấm nắn vặn vẹo mạnh dễ gây ra những tổn thương nghiêm trọng mạch, dây thần kinh vùng cổ, khi đó cần đi đến các chuyên khoa thần kinh để xác định bệnh chính xác để điều trị.

     

    Danh mục bài viết

    Bài viết nổi bật