► Bộ não thuộc hệ thần kinh và là cơ quan quan trọng, quản lý các hoạt động của cơ thể. Nhờ có bộ não mà con người có thể nhận thức, suy nghĩ, có khả năng ghi nhớ, thể hiện cảm xúc. Từ bỏ những thói quen xấu dưới đây giúp bộ não của bạn minh mẫn hơn nhé!!
1. Thức khuya, thiếu ngủ, mất ngủ, hoặc giờ giấc đi ngủ thường xuyên rối loạn
♦ Mất ngủ, thiếu ngủ có thể là nguyên nhân gây ra chứng mất trí nhớ, bao gồm cả bệnh Alzheimer. Tốt nhất là nên có giờ ngủ đều đặn. Nếu bạn khó ngủ, hãy tránh uống rượu, cà phê và các thiết bị điện tử vào buổi tối, đồng thời bắt đầu một thói quen nhẹ nhàng trước khi đi ngủ.
2. Căng thẳng, lo âu, stress kéo dài
♦ Lượng cortisol dư thừa có thể ảnh hưởng hệ tiêu hóa, kích thích thèm ăn dẫn đến tăng cân, kích hoạt cơ chế gây viêm, giảm chức năng miễn dịch và có thể dẫn tới bệnh tim, tiểu đường và ung thư.
♦ Đặc biệt, stress kéo dài ảnh hưởng đến tuyến thượng thận, gây kiệt quệ tinh thần, dễ lo âu, nóng giận và “sương mù não” - tình trạng não bộ không thể tập trung và suy nghĩ rõ ràng
3. Ngồi quá lâu
♦ Ngồi là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Một nghiên cứu mới cho biết vùng não liên quan đến trí nhớ của những người ít vận động sẽ bị mỏng đi.
♦ Như vậy, ngồi không chỉ là một nguy cơ sức khỏe thể chất, mà còn là một nguy cơ thần kinh. Liên quan đến hành vi ít vận động và cấu trúc não, ngay cả khi bạn hoạt động thể chất nhiều hơn, độ dày của thùy thái dương trung gian cũng không thể hồi phục do tác hại ngồi nhiều trong thời gian dài.
♦ Bạn có thể giảm thời gian ngồi bằng cách đi bộ và đứng khi làm việc 10 phút mỗi lần, hoặc đứng khi tiến hành các cuộc họp ngắn. Việc này tạo điều kiện cho bạn ngồi ít hơn và di chuyển nhiều hơn.
4. Ít vận động
♦ Nếu cơ thể không được tập thể dục thường xuyên, bạn sẽ có nhiều khả năng bị sa sút trí tuệ, mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và cao huyết áp. Tất cả đều có thể liên quan đến bệnh Alzheimer.
♦ Bạn không nhất thiết phải vận động mạnh, chỉ cần đi bộ trong nửa tiếng mỗi ngày sẽ mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe. Tập luyện ảnh hưởng đến não bộ theo nhiều cách khác nhau. Tập luyện giúp tăng nhịp tim, đưa nhiều oxy hơn đến não. Vận động tích cực hỗ trợ giải phóng các hormone, cung cấp một môi trường tuyệt vời cho sự phát triển của các tế bào não.
♦ Tập thể dục cũng thúc đẩy sự dẻo dai của não bằng cách kích thích sự phát triển của các kết nối mới giữa các tế bào ở nhiều vùng vỏ não quan trọng của não. Nghiên cứu từ UCLA - Đại học California tại Los Angeles chứng minh rằng, tập thể dục làm tăng các yếu tố tăng trưởng trong não, giúp não dễ dàng phát triển các kết nối tế bào thần kinh mới.
5. Không uống đủ nước
♦ Thiếu nước trong cơ thể không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động thể chất mà còn cả bộ não. Mất nước có thể gây ra chứng đau nửa đầu, thay đổi tâm trạng, cáu kỉnh, lo lắng và mệt mỏi, theo Medical Daily.
♦ Não chứa nước và mất nước có thể làm giảm thể tích của não và ảnh hưởng đến chức năng của não.
► Nếu bạn lo lắng về sức khỏe của bộ não và khả năng suy nghĩ trong hiện tại hoặc tương lai, hãy học cách chăm sóc bộ não và tránh xa những thói quen làm suy giảm trí nhớ. Chỉ cần thực hiện một vài thay đổi đơn giản trong lối sống, bạn có thể tăng cường trí nhớ, khả năng học tập, khả năng phục hồi tinh thần và sức khỏe tổng thể của não bộ.