► Khô khớp là tình trạng tiêu giảm tiết dịch khớp, không tiết ra dịch khớp khiến người bệnh cảm thấy đau nhức và gặp khó khăn khi di chuyển, co hoặc duỗi khớp. Khi các khớp bị tổn thương còn phát ra tiếng kêu lạo xạo hoặc lục cục khi vận động.
⇒ Nhiều người cho rằng khô xương khớp là tình trạng chỉ xảy ra ở người già, tuy nhiên quan điểm này không thật sự đúng. Hiện nay khô dịch khớp đang dần bị trẻ hóa do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh. Vậy dấu hiệu khô khớp là gì và nguyên nhân là do đâu? Hãy cùng Khỏe Đẹp Carita tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Khô khớp thường gặp:
1.1. Khô khớp gối :
♦ Tình trạng khớp gối phát ra âm thanh lục cục hoặc răng rắc mỗi khi đi lại, khả năng vận động khớp hạn chế, kèm theo đau nhức, sưng đỏ…
1.2. Khô khớp vai :
♦ Người bệnh sẽ thấy khớp vai phát ra tiếng kêu lạo xạo hoặc lục khục khi vận động, cử động tay, hoặc nắn bóp vai.
1.3. Khô khớp tay:
♦ Tình trạng các sụn khớp ở bộ phận tay suy giảm tiết nhờn, lớp sụn bị bào mòn dần, khiến xương tay không còn lớp màng bảo vệ. Bệnh khô khớp tay thường được chia làm ba dạng: khô khớp khuỷu tay, khô khớp cổ tay và khô khớp ngón tay.
1.4. Khô khớp háng:
♦ Là tình trạng suy giảm dịch nhờn bôi trơn ở khớp háng, dẫn đến co cứng, khó rộng khớp háng.
2. Nguyên nhân khô khớp:
♦ Tuổi tác và thoái hóa khớp: Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể có thể khiến bao khớp không sản xuất đủ dịch khớp, và gây ra tình trạng khô khớp.
♦ Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng: thiếu hụt vitamin và khoáng chất cần thiết có thể làm giảm việc sản xuất chất dịch khớp, khiến xương khớp dễ bị tổn thương, gia tăng nguy cơ bệnh lý xương khớp.
♦ Thói quen sinh hoạt: Thường xuyên lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, hút thuốc lá; lười vận động hoặc lạm dụng khớp quá mức; thường xuyên vận động sai tư thế… cũng có thể là một trong những yếu tố góp phần gây khô khớp.
♦ Thường xuyên lạm dụng các chất kích thích như: rượu bia, hút thuốc lá.
♦ Lười vận động hoặc lạm dụng khớp quá mức: thường xuyên vận động sai tư thế,làm việc nặng...
♦ Thừa cân béo phì: Khi trọng lượng cơ thể càng tăng cao, các khớp xương càng chịu thêm nhiều áp lực, điều này có thể làm mất tính ổn định của ổ khớp, khiến khớp dễ bị tổn thương, tăng nguy cơ mắc bác bệnh về khớp.
♦ Người gặp phải các chấn thương tại cơ - xương - khớp gối khiến sụn bị tổn thương.
► Người mắc khô khớp thường là người thuộc độ tuổi 60 trở lên, những người trẻ tuổi không được cung cấp đủ vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống thiếu hợp lý như sử dụng nhiều rượu bia, hút nhiều thuốc lá hay vận động quá sức cũng dễ gây nên khô khớp.
3. Dấu hiệu và triệu chứng của khô khớp
♦ Đau nhức ở khớp, thường tăng lên khi vận động và giảm nhẹ khi nghỉ ngơi.
♦ Cảm giác cứng khớp, đặc biệt nổi bật vào buổi sáng hoặc sau thời gian nghỉ ngơi dài
♦ Tiếng kêu từ khớp khi cử động, có thể là tiếng lạo xạo hoặc lục cục.
♦ Sưng và nóng ở khu vực xung quanh khớp.
♦ Hạn chế độ linh hoạt và phạm vi hoạt động của khớp.
4. Cách phòng ngừa khô khớp
♦ Tập luyện thể dục thể thao: duy trì sức khỏe, dẻo dai cho khớp
♦ Duy trì chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, khoa học: Khi cơ thể của chúng ta bước vào quá trình lão hóa thì việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng giúp tăng chất nhờn cho khớp là điều vô cùng cần thiết. Bạn nên tránh những thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, rượu bia hay các chất kích thích. Thay vào đó, hãy sử dụng những món ăn nhiều chất xơ và vitamin (đặc biệt là canxi).
♦ Tránh làm việc quá sức, giữ một tư thế quá lâu, hoặc làm vận động sai tư thế...
♦ Chế độ sinh hoạt hợp lý: Trong sinh hoạt hằng ngày, nên tránh các tư thế không tốt hay chạm mạnh đến các khớp như: ngồi gập gối (ngồi xổm); lên xuống cầu thang quá nhiều; khiêng, vác, bưng, bê đồ nặng quá sức… Tránh giữ một tư thế quá lâu khi ngồi, nên thư giãn co, duỗi, vươn vai sau 15 – 20 phút làm việc.
♦ Hạn chế stress, căng thẳng trong quá trình làm việc.
♦ Thường xuyên xoa bóp để thư giãn và kích thích tăng tiết dịch nhầy ở các khớp.
♦ Bổ sung một số sản phẩm tăng cường dưỡng chất cho khớp : Glucosamin, sụn cá mập, calci,, colagen type 2......
⇒ Khô khớp là bệnh lý có thể xảy ra với bất cứ đối tượng nào. Thay vì chủ quan, bạn cần quan tâm tới sức khỏe xương khớp của mình mỗi ngày.