TRẺ BỊ CÒI XƯƠNG LÀ DO THIẾU CHẤT GÌ?

Hotline CSKH

0963620499

02822439499

Giỏ hàng 0
TRẺ BỊ CÒI XƯƠNG LÀ DO THIẾU CHẤT GÌ?
 22/04/2024 11:24 AM

    ► Bệnh còi xương có thể xuất hiện ở cả những trẻ được ăn đầy đủ về năng lượng, thậm chí còn gặp cả ở những trẻ có cân nặng cao hơn trẻ cùng tuổi khác.

    Còi xương ở trẻ: Nguyên nhân, cách phòng và điều trị

    Do vậy, các bậc cha mẹ cần nắm được nguyên nhân cũng như những biểu hiện của bệnh còi xương để kịp thời bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, sao cho trẻ được phát triển toàn diện và có dáng vóc chuẩn khi trưởng thành. Cùng Khỏe Đẹp Carita tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp phòng tránh bệnh còi xương ở trẻ nhỏ.

    1. Nguyên nhân gây ra còi xương ở trẻ nhỏ

    ⇒ Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị coi xương như di truyền, dậy thì sớm, xơ nang, viêm ruột,... nhưng đa phần là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hụt dưỡng chất cần thiết như:
    Trẻ thiếu canxi:  Canxi không chỉ giúp hỗ trợ cho việc hình thành và bảo vệ xương và răng của trẻ mà còn tham gia vào quá trình hoạt động của các tế bào thần kinh và cơ bắp, hỗ trợ cho chức năng của tim, giúp đào thải độc tố, và hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ.

    Trẻ bị thiếu canxi: 4 dấu hiệu nhận biết rõ nhất - Báo Quảng Ninh điện tử

    Trẻ thiếu Vitamin D: Vitamin D là một loại vitamin quan trọng đối với sự phát triển xương và răng, giúp cơ thể hấp thụ canxi và phospho. Trẻ bị thiếu vitamin D có thể bị chậm phát triển chiều cao và kích thước cơ thể, và có nguy cơ cao hơn bị loãng xương hoặc bị còi xương.

    Trẻ thiếu Vitamin K2: Vitamin K2 giúp cơ thể trẻ hấp thụ và sử dụng canxi một cách hiệu quả để hỗ trợ cho sự phát triển và bảo vệ hệ xương và răng ở trẻ em. Thiếu vitamin K2, trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về xương khớp như còi xương, chậm lớn, còi cọc…  vitamin K2 còn giúp ngăn ngừa và điều trị các tình trạng lở loét niêm mạc miệng, lành vết thương và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

    Trẻ thiếu Kẽm:  Kẽm đóng một phần quan trọng trong việc cấu tạo xương, giúp xương chắc khỏe. Vì vậy, thiếu kẽm cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị còi xương.

    Những bệnh lý nguy hiểm khi thiếu kẽm ở trẻ nhỏ

    Trẻ thiếu Phosphate: Đây là một nguyên tố thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành xương và răng, và cũng tham gia vào quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.

    Trẻ thiếu Magie: Magie giúp cơ thể trẻ xây dựng các tế bào mô xương, tăng mật độ khoáng trong xương, ngăn ngừa loãng xương. Khi trẻ thiếu magie, trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về xương khớp như còi xương, viêm khớp,…

    Thiếu magie ở trẻ và các biện pháp bổ sung magie an toàn cho trẻ

    2. Biểu hiện của trẻ bị còi xương

    Trẻ chậm đi: Trẻ còi xương có thể gặp khó khăn trong duy trì cân bằng, khiến trẻ chậm đi.

    ♦ Khả năng vận động kém: Khả năng vận động của trẻ còi xương là rất yếu. Trẻ cử động hạn chế và thiếu linh hoạt.

    ♦ Chậm phát triển chiều cao: Trẻ không đạt chiều cao tiêu chuẩn theo độ tuổi.

    Những nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển chiều cao? - TVBUY

    ♦ Nhức mỏi cơ – xương – khớp: Trẻ có thể nhức mỏi cơ – xương – khớp, đặc biệt là sau khi vận động.

    ♦ Sưng, đau nhức khớp: Sưng, đau nhức khớp có thể là một dấu hiệu của còi xương.

    ♦ Xương mềm, dễ gãy: Xương mềm, dễ gãy là một triệu chứng vô cùng rõ ràng của tình trạng còi xương ở trẻ

    ♦ Biến dạng xương: Xương của trẻ còi xương có thể biến dạng.

    3. Cách phòng bệnh cho trẻ bị còi xương ở trẻ nhỏ

     3.1 Tắm nắng sáng cho trẻ mỗi ngày

    ♦ Trẻ cần được tắm ánh sáng mặt trời vào buổi sáng sớm hoặc cuối chiều. Thời gian nắng hàng ngày tùy thuộc vào độ tuổi, loại da và tình trạng sức khỏe của trẻ. Ánh sáng mặt trời giúp cơ thể tự sản xuất vitamin D - chất quan trọng cho sự hấp thụ canxi và phosphorus, đảm bảo xương phát triển khỏe man.

    Vì sao không nên tắm nắng cho trẻ qua cửa kính?

    3.2 Bổ sung vitamin D3, K2 và Canxi

    4 nhóm đối tượng cần bổ sung ngay vitamin K2 nếu muốn “xương chắc, chiều  cao vượt trội”

    ♦ Bác sĩ sẽ quyết định liều lượng cụ thể và loại bổ sung phù hợp với tình trạng sức khỏe của trẻ bị còi xương. Vitamin D3 giúp cải thiện sự hấp thụ canxi từ đường ruột, trong khi vitamin K2 định hình canxi đúng cách, tránh hiện tượng canxi tích tụ quá nhiều. Bổ sung canxi giúp phát triển và bảo vệ xương, đặc biệt là trong quá trình phát triển.

    3.3 Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị còi xương

    Với chế độ dinh dưỡng và điều trị phù hợp, tình trạng còi xương của trẻ sẽ khỏi dần. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em bị còi xương cần đảm bảo đầy đủ chất bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất nhưng mẹ cần ưu tiên đạm động vật và thực phẩm giàu vitamin D, canxi:

    Chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương | Vinmec

    • Mẹ cần chọn các thực phẩm giàu canxi, chất đạm như sữa, lòng đỏ trứng, thủy sản, thịt gà, thịt cóc, cua, tôm, cá.
    • Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, quả chín cũng giúp trẻ phát triển xương tốt vì rau quả cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng và ngừa táo bón.
    • Mẹ cần bổ sung chất béo có lợi theo nhu cầu và độ tuổi của trẻ.
    • Ngoài ra, mẹ cần hạn chế các đồ chiên, rán, nước ngọt hay đồ ăn nhanh, bơ, bánh kẹo, socola.

    Thức ăn ngọt và béo “huấn luyện” não không ưa thực phẩm lành mạnh - Báo Cần  Thơ Online

    Trẻ bị còi xương là điều mà không mẹ nào mong muốn. Vì vậy, với các thông tin trên đây, Khỏe Đẹp Carita tin rằng mẹ sẽ có đủ kiến thức giúp trẻ ngăn ngừa được bệnh còi xương hay có hướng giải quyết phù hợp nếu chẳng may trẻ mắc bệnh còi xương.

    Danh mục bài viết

    Bài viết nổi bật