► Bệnh cơ xương khớp là nhóm bệnh liên quan đến các cơ, khớp, xương và các cấu trúc liên quan như dây chằng và gân. Các bệnh này có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động và gây ra đau đớn. Cùng Khỏe Đẹp Carita tìm hiểu nhé!!!
Một số ví dụ về bệnh cơ xương khớp bao gồm:
1. Viêm khớp ( Arthritis) : Là tình trạng viêm của một hoặc nhiều khớp, gây ra đau, sưng và giảm chức năng của khớp.
2. Thoái hoá khớp ( Osteoarthritis): Là dạng phổ biến nhất của viêm khớp, thường xảy ra khi sụn trong khớp bị mòn theo thời gian.
3. Loãng xương ( Osteoporosis): Là tình trạng xương trở nên mỏng dần và yếu, dễ gãy.
4. Đau lưng ( Back pain): Có thể liên quan đến cột sống, đĩa đệm hoặc cơ bắp.
* Gout: Là loại viêm khớp gây ra do tình trạng tăng nồng độ axit urit trong máu, hình thành các tinh thể urat trong khớp.
* Viêm cơ ( Myositis): Là tình trạng viêm của các cơ bắp.
Các triệu chứng của bệnh cơ xương khớp:
1. Đau và khó chịu:
* Đau là triệu chứng khó chịu nhất. Đâu có thể xuất hiện ở các khớp, cơ hoặc xương, từ nhẹ đến nặng và có thể liên tục hoặc gián đoạn.
* Khó chịu do đau có thể làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến tâm trạng, gây ra cảm giác căng thẳng và mệt mỏi.
2. Giới hạn vận động và cứng khớp:
* Viêm hoặc thoái hoá khớp có thể dẫn đến cứng khớp, làm giảm sự linh hoạt và khả năng vận động.
* Có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày như đi lại, nâng đồ vật, hoặc thậm chí là các hoạt động tự chăm sóc bản thân.
3. Sưng và viêm:
* Viêm khớp thường gây ra sưng, nóng đỏ khu vực bị viêm, làm tăng sự khó chịu.
* Sưng có thể làm biên dạng khớp theo thời gian nếu không được điều trị.
4. Mất sức mạnh và cơ bắp yếu:
* Bệnh cơ như viêm cơ có thể gây ra sự suy yếu cơ bắp, làm giảm khả năng chịu lực của cơ thể.
* Loãng xương và một số bệnh khác có thể làm giảm mật độ xương, khiến xương dễ gãy hơn.
5. Mất chức năng và tính di động:
* Bệnh thoái hoá khớp và viêm khớp có thể gây ra sự mất chức năng của khớp, làm giảm khả năng di chuyển và thực hiện các hoạt động.
* Trong trường hợp nặng, có thể dẫn đến tàn tật và lệ thuộc vàpo người khác để chăm sóc.
6. Ảnh hưởng tâm lý:
* Đau mãn tính và hạn chế vận động có thể dẫn đến tình trạng âu lo, trầm cảm, và các vấn đề về tâm lý khác.
7. Ảnh hưởng đến các cơ quan khác:
* Một số bệnh như viêm khớp dạng thấp không chỉ ảnh hưởng đến khớp mà còn có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác như tim, phổi, và thận.
Có một số đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh cơ xương khớp,
1. Người cao tuổi: Tuổi tác là một yếu tố nguy cơ lớn. Khi tuổi tác tăng, các khớp và xương trở nên yếu hơn, dễ bị thoái hoá.
2. Người bị thừa cân và béo phì: Thừa cân gây áp lực lớn lên các khớp, đặc biệt là khớp gối, cột sống, và hông, dẫn đến thoái hoá và đau đớn.
3. Người có lới sống ít vận động: Thiếu hoạt động thể chất làm giảm độ dẻo dai và sức khẻo của các cơ và khớp.
4. Người làm việc trong môi trường phải vận động nặng hoặc lập đi lặp lại: Những công việc yêu cầu mang vác nặng, tư thế không đúng, hay các chuyênr động lặp đi lặp lại có thể gây căng thẳng lên hệ cơ xương khớp.
5. Người có lịch sử chấn thương: Những người đã từng bị chấn thương ở khớp hay xương có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh cơ xương khớp.
6. Người có tiền sử gia đình mắc bệnh cơ xương khớp: Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh cơ xương khớp, nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng tăng lên.
7. Người hút thuốc lá: Hút thuốc lá có thể gây giảm lưu lượng máu tới các cơ và xương, làm giảm khả năng tự phục hồi và tăng nguy cơ mắc bệnh cơ xương khớp.
8. Người có chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất: Thiếu hụt canxi, vitamin D và các dưỡng chất thiết yếu khác cũng có thể dẫn đến các bệnh về xương khớp.
Phòng ngừa
1. Duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân có thể gây áp lực lên các khớp, đặc biệt là khớp gối và cột sống.
2. Tập thể dục đều đặn: Thực hiện các bài tập như đi bộ, bơi lôi, yoga, và các bài tập tăng sự linh hoạt và sức mạnh của cơ và khớp. Việc tập luyện giúp duy trì sự dẻo dai và giảm nguy cơ chấn thương.
3. Chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung đủ canxi, vitamin D và các dưỡng chất cần thiết khác giúp xương chắc khoẻ. Các thực phẩm nên ăn bao gồm sữa, rau xanh, cá và các loại hạt.
4. Đúng tư thế: Luôn duy trì tư thế đúng khi đứng, ngồi và nâng vật nặng để tránh gây căng thẳng lên cột sống và các khớp.
5. Tránh các hoạt động gây hại: Hạn chế tham gia vào các hoạt động có nguy cơ cao gây chấn thương xương khớp, chẳng hạn như những môn thể thao va chạm mạnh mà không sử dụng bảo hộ.
6. Kiểm tra sức khoẻ định kỳ: Thường xuyên khám sức khoẻ để phát hiện sớm các vấn đề về xương khớp và điều trị kiệp thời. Thực hiện các biện pháp trên đều đặn sẽ giúp bạn phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh cơ xương khớp.