► Tiêu chảy là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến nhất, xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em.
► Tình trạng được nhận biết dễ dàng bởi dấu hiệu đi ngoài nhiều lần, phân lỏng kèm nước bất thường.
1. Nguyên nhân tiêu chảy:
⇒ Nhiểm vi sinh vật gây bệnh đường ruột ( vi trùng, virus, ký sinh trùng, vi nấm) : đồ ăn chứa vi khuẩn, rau củ quả tươi nước bẩn, ô nhiễm nguồn nước....
♦ Không giữ gìn vệ sinh: Điều kiện vệ sinh kém cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ lây lanvi khuẩn gây tiêu chảy nhiễm trùng.
♦ Rối loạn vi sinh thường trú đường ruột: Lạm dụng thuốc kháng sinh gây mất cân bằng đường ruột.
♦ Ngộ độc thực phẩm: Thức ăn ôi thiu, nhiễm độc, nhiễm phụ gia,...
♦ Hội chứng ruột kích thích: Do thay đổi thói quen ăn uống, sau khi dùng một số thuốc điều trị hoặc ăn đồ lạ.
► Bệnh nhân viêm đại tràng phải đối mặt với tình trạng rối loạn tiêu hóa, trong đó có tiêu chảy.
2. Biểu hiện của bệnh tiêu chảy:
♦ Triệu chứng phổ biến và dễ nhận biết nhất của bệnh tiêu charylaf đi ngoài nhiều lần ( trên 3 lần mỗi ngày) , phân lỏng và kèm nước.
♦ Đầy bụng, sôi bụng.
♦ Tiêu chảy liên tục, nhiều lần, ban đầu phân lỏng sau toàn là nước.
♦ Nôn thức ăn, nước trong hoặc màu vàng nhạt.
♦ Người luôn trong tình trạng mệt lả, chuột rút.
♦ Biểu hiện mất nước từ nhẹ đến nặng : Khát nước, da nhăn nheo, khô, cơ thể hốc hác, mắt trũng, mạch đập nhanh, hạ huyết áp, tiểu tiện ít hoặc vô niệu, chân tay lạnh,...
3. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cao:
♦ Những người thường xuyên ăn uống không lành mạnh, nhiều dầu mỡ, rượu bia.
♦ Sống trong khu vực sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh, phân đi thẳng ra cống, ao, hồ, sông, suối, mương,...
♦ Sử dụng nguồn nước ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh.
♦ Có thói quen ăn uống thiếu vệ sinh, thường xuyên ăn rau sống, thủy hải sản chưa chín kỹ.
♦ Sử dụng phân tươi, phân chưa được xử lý trong trồng trọt.
♦ Người lạm dụng kháng sinh quá nhiều gây tụt men đường ruột.
4. Cách phòng tránh bệnh tiêu chảy
♦ Tăng cường vệ sinh cá nhân, môi trường, không gian sống,...
♦ Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn chín, uống sôi.
♦ Đảm bảo sử dụng nguồn nước sạch cho sinh hoạt. Bảo vệ nguồn nước.
♦ Thực hiện các biện pháp xử lý đúng cách khi có người bị tiêu chảy cấp.
♦ Cập nhật kiến thức về sự lây lan của vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy.
♦ Khi bị tiêu chảy cần uống thuốc cầm, bổ sung bù nước điện giải, men vi sinh, ăn uống thanh đạm.
⇒ Nếu tiêu chảy quá nhiều lần và kéo dài cần đến cơ sở y tế để thăm khám khi triệu chứng trở nên nghiêm trọng.