⇒ Nước ép hoa quả là thức uống tự nhiên lành mạnh, đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe. Thế nhưng, giữa hàng trăm loại hoa quả khác nhau thì bạn nên chọn hoa quả nào, đâu là các loại nước ép tốt cho sức khỏe mà bạn nên ưu tiên lựa chọn?
1.Nước ép táo
Táo là một loại thực phẩm giàu chất xơ. Một quả táo có thể cung cấp đến 17% giá trị dinh dưỡng cần thiết trong một ngày. Vì vậy, uống nước ép táo thường xuyên giúp hấp thu chất xơ trong táo bao gồm cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Ngoài ra, nước ép táo còn được biết đến với sự giàu có về vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, còn chứa nhiều chất chống oxy hóa như quercetin, catechin và axit clo hóa.
2. Nước ép cà chua
Chỉ cần một ly nước ép cà chua đã có thể đáp ứng gần đủ nhu cầu về vitamin C, vitamin A ở dạng alpha-carotene và beta-carotene. Hơn nữa, nước ép cà chua cung cấp magie, kali - 2 khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch. Điều quan trọng là cà chua dễ chế biến, bằng các dụng cụ bếp có sẵn mà không có máy xay sinh tố.
3. Nước ép cam
Nước cam là một loại nước ép chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin C có thể giúp cơ thể chống lại các gốc tự do một cách hiệu quả. Khi thiếu hụt vitamin C có thể dẫn đến vết thương lâu lành, suy giảm khả năng chống nhiễm trùng và bảo vệ hệ miễn dịch tốt. Vì vậy, nên uống nước cam đều đặn mỗi ngày để mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe.
4. Nước ép nho
Nước ép nho là một lựa chọn không thể bỏ qua trong danh sách các loại nước ép tốt cho sức khỏe. Loại thức uống này chứa nhiều anthocyanin – một chất chống oxy hóa giúp tăng cường chức năng não. Nghiên cứu năm 2017 trên Tạp chí Dinh dưỡng châu Âu đã chỉ ra rằng việc uống nước ép nho hàng ngày trong 12 tuần có thể cải thiện trí nhớ và ngăn ngừa bệnh Alzheimer ở người lớn tuổi.
Ngoài ra, uống nước ép nho thường xuyên còn có lợi cho sức khỏe tim mạch, giúp cải thiện mạch máu, thay đổi hàm lượng lipid máu và giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu).
5. Nước ép lựu
Uống nước ép lựu đều đặn là thói quen tốt cho sức khỏe nhờ những dưỡng chất quan trọng mà nước ép lựu mang lại. Lựu chứa lượng lớn vitamin C được coi là chất chống oxy hóa quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và virus. Việc thưởng thức nước ép lựu có thể nói là phương pháp tự nhiên để hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, không chỉ uống nước ép lựu mà còn kết hợp lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống cân đối để đạt được sức khỏe tim mạch tốt.
Bên cạnh đó, nước ép lựu cũng là một loại nước ép trái cây tốt cho da. Vì lựu giúp kích thích các sắc tố da, làm mờ các nếp nhăn và giúp làn da rạng rỡ hơn.
6. Nước ép cà rốt
Cà rốt là loại củ quả cung cấp magie, kali, canxi, beta-carotene, axit alphalipoic, carotenoid và các loại vitamin, đặc biệt là vitamin A tốt cho cơ thể. Uống nước ép cà rốt giúp tăng khả năng điều tiết của cơ thể, tăng cường thị lực và quá trình trao đổi chất, nâng cao hệ miễn dịch.
Điều đặc biệt là nước ép cà rốt cũng hỗ trợ hạ đường huyết, có tác dụng ngăn ngừa ung thư, nhuận tràng và điều trị táo bón hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cũng không nên uống quá nhiều, có thể gây tác dụng phụ như vàng da hay rối loạn kinh nguyệt.
7. Nước ép dưa hấu
Nước ép dưa hấu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải khát trong ngày hè oi nóng. Ngoài ra ép dưa hấu còn giúp giảm cân, bổ sung năng lượng, hỗ trợ xương chắc khỏe, chống mệt mỏi nhờ vào axit amin có tên là L-citrulline.
8. Nên uống nước ép khi nào trong ngày?
Những thời điểm uống nước ép có thể giúp bạn tận dụng tối đa lợi ích, như:
♦ Buổi sáng: Đây là thời điểm tốt nhất để hấp thụ vitamin và khoáng chất từ nước ép trái cây. Bạn nên uống trước bữa ăn sáng 20-30 phút giúp dạ dày hấp thụ dinh dưỡng nhanh nhất.
♦ Giữa các bữa ăn hoặc sau khi tập: Giúp bổ sung nước và năng lượng.
♦ Buổi tối: Bạn nên uống nước ép trước 7 giờ tối để cơ thể có đủ thời gian hấp thụ và tiêu hóa.
► Lưu ý: Các sai lầm khi uống nước ép gây hại cho sức khỏe
Dưới đây là những sai lầm mà chúng ta thường vô tình mắc phải khi uống nước ép khiến cho sức khỏe ngày càng xấu đi. Gồm:
♦ Uống vào sáng sớm hay khi đói bụng: Đừng uống nước ép khi vừa thức dậy hoặc khi đói bụng. Acid trong nước ép có thể gây tổn hại dạ dày, bạn nên uống khoảng 30-40 phút trước bữa ăn hoặc giữa các bữa ăn.
♦ Hâm nóng: Tránh hâm nóng nước ép vì nhiệt độ cao làm mất vitamin C có trong thức uống.
♦ Cho đường vào nước ép: Hầu hết các loại trái cây đều đã có sẵn độ chua ngọt tự nhiên, vì vậy, bạn nên hạn chế dùng đường để tốt cho sức khỏe hơn
♦ Pha với sữa: Axit có trong nước ép sẽ phản ứng với protein trong sữa, gây trở ngại trong việc hấp thụ dưỡng chất và khiến bạn bị đau bụng. Nên uống hai loại thức uống này cách nhau ít nhất 30 phút.
♦ Uống quá nhiều: Uống nhiều nước ép có thể gây béo phì và bệnh tim mạch do hàm lượng đường cao.
♦ Sử dụng thìa kim loại: Kim loại phản ứng với các chất có trong nước ép, phá vỡ vitamin và khoáng chất. Vì thế bạn nên dùng thìa gỗ hoặc nhựa khi sử dụng.